Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long
13/11/19 08:29AM
Chính sách

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chủ trì: Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT II

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trung Đông

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Thắng, TS. Nguyễn Thế Phong, PGS. TS. Lê Tấn Bửu, ThS. Nguyễn Thị Huyền, ThS. Nguyễn Thị Đài Loan, ThS. Hà Thị Phương Thảo, ThS. Đinh Vũ Định, ThS. Khúc Hoàng Giang, ThS. Bùi Khánh Vân

Thời gian thực hiện: 1/2017-12/2018

Kinh phí thực hiện: 1.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 748/QĐ-BNN-KHCN ngày 06 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTN

Ngày phê duyệt: ngày 14 tháng 3 năm 2019 tại tp. Hồ Chí Minh

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã ban hành. Đánh giá thực trạng đầu tư và biến động đầu tư sau mỗi chính sách thông qua các số liệu thống kê các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Đề tài đã đề xuất chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nhóm chính sách định hướng đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long: 1) cần có quy hoạch cụ thể về thu hút đầu tư; 2) xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai chiến lược phát triển ngành lúa gạo, triển khai quy hoạch về thu hút đầu tư; 3) xây dựng quy hoạch về cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lúa gạo chi tiết đến từng tỉnh, huyện, xã; 4) ban hành các chính sách thu hút mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng; 5) cải cách về các chính sách đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng; 6) đối với các địa phương ở ĐBSCL, cần có quy hoạch riêng cho ngành lúa gạo bên cạnh quy hoạch chung ngành nông nghiệp của từng địa phương; 7) khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vừa mang cấp độ vùng và vừa mang tính đặc thù của từng tỉnh. Đề tài cũng đề xuất chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nhóm chính sách tạo động lực đầu tư và nhóm chính sách đảm bảo đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195678-82)