Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan
02/06/22 03:06PM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan

Thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KC.08/16-20 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai”

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Công Sản

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Tuấn Long, T.S Bảo Thạnh,  ThS. Nguyễn Bình Dương, TS. Hoàng Quốc Tuấn, ThS. Nguyễn Văn Lanh, PGS.TS. Trần Bá Hoằng, TS. Nguyễn Duy Khang, ThS. Lê Thị Minh Nguyệt, ThS. Lê Thanh Chương

Thời gian thực hiện: 2017-2019

Kinh phí thực hiện: 5600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 456/QĐ-BKHCN ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiệm thu: ngày 06 tháng 05 năm 2020 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thiết lập được bộ cơ sở dữ liệu về hồ Dầu Tiếng và vùng hạ du bao gồm (i) Cơ sở dữ liệu về các công trình đầu mối; (ii) Cơ sở dữ liệu về vận hành công trình từ khi hoạt động đến nay; (iii) Các tài liệu khác (iv) Tài liệu khảo sát địa hình mới trên 40 mặt cắt ngang sông Sài Gòn phục vụ cho việc tính toán cập nhật khả năng tải lũ của sông Sài Gòn và tính toán ngập lụt vùng hạ du.

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và khả năng tích nước, cấp nước, an toàn công trình đầu mối sau hơn 30 năm hoạt động. Đánh giá khả năng mất an toàn cấp nước và khả năng cấp nước của hồ Dầu Tiếng, Phước Hoà trong điều kiện thời tiết, khí hậu hiện tại, cực đoan về hạn hán và đề xuất giải pháp khắc phục

Đề tài đã đề xuất giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa bảo đảm an toàn hệ thống công trình đầu mối, hạ du công trình, ngập lụt Tp. HCM và vùng lân cận khi có lũ cực đoan. Xây dựng mốc cảnh báo ngập lụt trên thực tế cho 2 vị trí (ở Tp.HCM, tỉnh Bình Dương), xây dựng cơ sở dữ liệu về hồ Dầu Tiếng và hạ du.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- 20-12-094-327)