Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng
20/09/18 04:26PM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Liên Sơn

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Tôn Quyền, ThS. Lê Văn Cường, ThS. Nguyễn Gia Kiêm, ThS. Phạm Thị Luyện, CN. Vũ Duy Hưng, CN. Phạm Thế Tấn, CN. Trần Vũ Phương, CN. Dương Quỳnh Hoa, ThS. Nguyễn Xuân Trường

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2016

Kinh phí thực hiện: 2.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 1863/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 05 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: ngày 07 tháng 06 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài chỉ ra 4 nhóm nhân tố chủ yếu của mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng gồm dòng luân chuyển vật chất hoặc hành trình sản xuất của sản phẩm hàng hóa, dòng tài chính (dòng tiền) sẽ chảy ngược lại với dòng vật chất, dòng thông tin trao đổi giữa các tác nhân và mối liên kết ngang, dọc trong từng khâu, giữa các khâu theo cấu trúc quản trị của chuỗi. Việc lựa chọn những mô hình liên kết này có giá trị gia tăng cao được dựa trên một hệt hống 6 tiêu chí gồm: mô hình có tăng trưởng về quy mô sản xuất, mô hình có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mô hình có tích lũy cho phát triển sản xuất, mô hình có tính ổn định/bền vững, mô hình đảm bảo công bằng lợi ích giữa các thành viên trong liên kết và mô hình mang lại lợi ích xã hội, môi trường.

Nghiên cứu cũng đã hệ thống hóa và rà soát được hệ thống chính sách liên quan đến liên kết theo chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng theo 4 nhóm vấn đề chính sách gồm: nhóm chính sách định hướng phát triển liên kết theo chuỗi giá trị; nhóm chính sách đất đai phát triển rừng trồng sản xuất; nhóm chính sách tạo liên kết, hỗ trợ, đầu tư và tín dụng theo chuỗi giá trị; và nhóm chính sách khuyến khích phát triển và chia sẻ lợi ích. Từ đó đề xuất 6 nhóm giải pháp nhân rộng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185349-53)