Nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý nền đất yếu bằng thiết bị trộn đất tại chỗ với chất kết dính vô cơ phục vụ xây dựng công trình thủy lợi
17/03/17 01:41PM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý nền đất yếu bằng thiết bị trộn đất tại chỗ với chất kết dính vô cơ phục vụ xây dựng công trình thủy lợi

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Vĩnh An

Các cá nhân tham gia đề tài: GS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, NCS. Vũ Ngọc Bình, NCS. Đỗ Thế Quynh, TS. Vũ Bá Thao, ThS. Nguyễn Quý Anh, ThS. Nguyễn Đình Hải, ThS. Tô Quang Trung, ThS. Nguyễn Thị Thu Nga, PGS.TS. Đoàn Thế Lợi

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2015

Kinh phí thực hiện: 1.550 triệu

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1471/QĐ-BNN-KHCN ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 05 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Phân tích làm rõ ưu và nhược điểm của công nghệ gia cố khối so với các công nghệ xử lý đất yếu khác trong lĩnh vực Thủy lợi. Làm rõ nhu cầu thị trường xử lý đất yếu bằng công nghệ gia cố khối.

            Đề tài đã nghiên cứu phương pháp tính toán xử lý nền đất yếu theo công nghệ gia cố ổn định khối và công nghệ khối block. Xây dựng và thực hiện nén trên mô hình vật lý tỷ lệ thực 1:1 để kiểm nghiệm và điều chỉnh một số hệ số được thiết lập bằng công thức giải tích.

            Xây dựng 4 phương án xử lý đất yếu để so sánh. Qua đó thấy rằng, đối dạng công trình đắp có chiều cao không lớn từ 3-7 (m) trên nền đất yếu có điều kiện như đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là phương án thi công không cần giải pháp phụ, nhanh và không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt giá thành của giải pháp công nghệ gia cố khối chỉ bằng 78% so với giải pháp đệm cắt kết hợp với vải địa kỹ thuật vả bằng 91% so với giải pháp phản án kết hợp vải địa kỹ thuật. Giải pháp khối block chỉ bằng 68% so với giải pháp đệm cát kết hợp vải địa kỹ thuật và bằng 79% so với giải pháp phản án kết hợp vải địa kỹ thuật.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175099-5100)