Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ quản lý ô nhiễm môi trường đất trồng rau chuyên canh tại các tỉnh phía Bắc
12/05/17 09:34AM
Môi trường

Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ quản lý ô nhiễm môi trường đất trồng rau chuyên canh tại các tỉnh phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Môi trường Nông nghiệp

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Thị Lan Hương

Các cá nhân tham gia đề tài: GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, PGS. TS. Mai Văn Trịnh, ThS. Đỗ Thị Hải, TS. Đào Văn Thông, ThS. Vũ Thúy Nga, ThS. Hà Mạnh Thắng, TS. Trần Viết Cường, KS. Trần Thị Hương, CN. Lê Thị Thanh Thủy

Thời gian thực hiện: 7/2012-12/2015

Kinh phí thực hiện: 2.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1730/QĐ-BNN-KHCN ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 27 tháng 5 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy nguồn ô nhiễm kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật chủ yếu là từ nước tưới, phân bón và đất. Đa số các mẫu khảo sát đều có chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng của các mẫu nước tưới có nguồn gốc là nước giếng khoan và nước sông, mẫu đất và mẫu rau đa số đều ở mức cho phép. Tuy nhiên ở Thanh Trì có hàm lượng kim loại nặng trong đất cao hơn các điểm còn lại, chỉ tiêu Cu trong mẫu đất lấy tại 2 điểm có hàm lượng vượt Quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Cd trong nước tưới tại Hà Nội có 3 mẫu vượt QC09/2008.

Khi thay đổi về liều lượng kim loại nặng bổ sung vào đất không thấy rõ sự biến động về năng suất của các loại nông sản, điều này chứng tỏ kim loại nặng ở mức hàm lượng nghiên cứu chưa làm ảnh hưởng rõ đến sản lượng rau thu hoạch. Đề tài đã xây dựng được 01 quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đất trồng rau có sử dụng các vật liệu như than sinh học, bentonit và luân canh cây trồng cho cây rau cải, rau muống, dưa chuột và cà rốt.

Hiệu quả kinh tế của các mô hình phụ thuộc vào từng loại cây khác nhau. Đối với mô hình cây rau cải năng suất tăng hơn 90% đạt hiệu quả kinh tế tăng 16%. Mô hình rau muống có năng suất tăng 13% và hiệu quả kinh tế tăng 10% so với trồng ngoài mô hình. Mô hình trồng dưa chuột tuy có cho năng suất tăng không nhiều so với ngoài mô hình nhưng giá bán cao nên cho hiệu quả kinh tế tăng 19,9%.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175164-65)