Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm sử dụng trong chăn nuôi (Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Chloramphenicol, Nitrofuran)
20/09/18 04:19PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm sử dụng trong chăn nuôi (Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Chloramphenicol, Nitrofuran)

Tổ chức chủ trì: Cục Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Xuân Dương

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Ninh Thị Len, TS. Trần Quốc Việt, KS. Phạm Viết Liên, ThS. Bùi Thu Huyền, ThS. Lê Văn Huyên, ThS. Nguyễn Thị Hồng, KS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, KS. Ninh Thị Huyền, ThS. Chu Đình Khu

Thời gian thực hiện: 1/2015-6/2017

Kinh phí thực hiện: 2.200 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 3280/QĐ-BNN-KHCN ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: ngày 04 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã lựa chọn được phương pháp phân tích định lượng hàm lượng các chất cấm Beta Agonist (Salbutamol, Ractopamine, Clenbuterol) trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu để khuyến cáo xây dựng thành TCVN, trong đó các thông số kỹ thuật cơ bản là: thiết bị bằng sắc ký ghép khối phổ, sử dụng nội chuẩn Salbutamol-D3; Ractopamine-D6; Clenbuterol-D9, giới hạn phát hiện (LOD)= 2,8ppb, giới hạn định lượng (LOQ)-8ppb, hiệu suất thu hồi 80-110%

Đồng thời, nghiên cứu chọn được phương pháp phân tích định lượng, hàm lượng các chất cấp CAP trong thức ăn chăn nuôi để khuyến cáo xây dựng thành TCVN, trong đó các thống số kỹ thuật cơ bản là: thiết bị bằng sắc ký ghép khối phổ, sử dụng nội chuẩn Chloramphenicol-D5-giới hạn phát hiện (LOD)=2,5ppb; Giới hạn định lượng (LOQ)-8ppb, hiệu suất thu hồi 80-110%.

Tìm hiểu các văn bản quản lý chất cấm trong chăn nuôi của Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ và phù hợp với thực tiễn sản xuất, và có sự tương đồng với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cần cập nhật và bổ sung thêm một số chất mà thế giới đang cấm sử dụng, đồng thời nên rút quy định MRL của RAC và CLEN ra khỏi Thông tư 24/2013/TT-BYT.

Kết quả điều tra thực trạng kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy theo thời gian công tác kiểm soát chất cấm tại các đại phương ngày càng được cải thiện. Đến hết năm 2016 tình hình sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta Agonist đã được kiểm soát.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185342-43)