Nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây điều bền vững
18/05/20 10:08AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây điều bền vững

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Công Khanh

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Lê Thị Kiều, KS. Nguyễn Việt Quốc, KS. Đặng Văn Tự, TS. Đỗ Trung Bình, ThS. Chu Trung Kiên, ThS. Nguyễn Thị Hương, ThS. Hoàng Vinh

Thời gian thực hiện: 01/2014-12/2018

Kinh phí thực hiện: 7.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1190/QĐ-BNN-KHCN ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 09 tháng 5 năm 2019 tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Kết quả nghiên cứu:

            Nghiên cứu xác định được cây đầu dòng có triển vọng về năng suất, tỷ lệ nhân thu hồi cao thích hợp cho các vùng trồng chính, được mã hóa và được cơ quan nông nghiệp địa phương xác nhận gồm ĐN 15-1, BP 15-5, PC 15-30. Các cây điều ưu tú này có năng suất hạt từ 50 kg/cây đến 65 kg/cây (trung bình 56,6 kg/cây) trong quần thể vườn điều 3,5 ha, số hạt/kg từ 162-175 hạt, tỷ lệ nhân từ 29,6% đến 31,5%, đáp ứng tiêu chí bình tuyển giống điều.

            Đề tài xác định công thức bón phân thích hợp cho cây điều tại từng thời kỳ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản, trên đất xám và đất đỏ vùng Đông Nam Bộ bón 150 N đến 180 N, 90 P2O5 và 120 K2O (g/cây/năm). Thời kỳ kinh doanh, trên đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ bón 850 N + 250 P2O5 + 450 K2O5 (g/cây/năm); trên đất cát Duyên Hải Nam Trung Bộ mức bón 1.000 N + 250 P2O5 + 450 K2O (g/cây/năm); trên đát đất đỏ, đất xám vùng Đông Nam Bộ và đất cát Duyên Hải Nam Trung Bộ bón 450g K2O/cây; đồng thời bón bổ sung 10 kg phân chuồng hoặc 3 kg phân hữu cơ vi sinh (kg/cây/năm) cho cây điều đều cho năng suất cao hơn, có ý nghĩa so với chỉ bón phân khoáng. Mật độ trồng 277 cây/ha và 156 cây/ha cho năng suất cao trên đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ của năm đầu thời kỳ kinh doanh.

            Nghiên cứu chỉ ra hai loại hoạt chất bảo vệ thực vật Emamectin benzoate, Cypermethrin và Fipronil có hiệu quả sớm và cao để trừ bọ xít muỗi và sâu đục chồi. Và bốn loại hoạt chất bảo vệ thực vật Pyraclostrobin+Metiram, Mancozeb+metalaxy, Cabendazim và Fostyl aluminium có khả năng kiểm soát hiệu quả bệnh thán thư hại điều đến 21 ngày sau khi phun thuốc.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195756-57)