Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới
31/12/20 09:05AM
Lâm nghiệp

Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Phạm Đình Sâm, ThS. Vũ Tiến Lâm, ThS. Hoàng Thị Nhung, ThS. Hoàng Văn Thành, ThS. Ninh Việt Khương, ThS. Hồ Trung Lương, ThS. Cao Văn Lạng, ThS. Đinh Văn Quang, TS. Đỗ Hữu Sơn, TS. Phan Thanh Lâm

Thời gian thực hiện: 01/2015-12/2019

Kinh phí thực hiện: 5.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1541/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 13 tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Tính đến hết năm 2015, ở 3 vùng sinh thái (Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ) đã trồng được 43.141 ha rừng keo gỗ lớn. Hậu hết các mô hình keo tai tượng gỗ lớn trồng ở cả 3 vùng đều trồng bằng cây con ươm từ hạt nhập từ Úc; Keo lai trồng bằng cây con nhân giống bằng phương pháp giâm hom, gồm các giống BV10, BV32 và BV33. Riêng keo lá tràm từ sau năm 2000 cả 3 vùng sinh thái không trồng. Keo tai tượng từ 5-7 năm tuổi, hầu hết các mô hình có đường kính trung bình < 15cm, năng suất gỗ trung bình đạt từ 17-19 m3/ha/năm. Keo lai từ 6-7 năm tuồi, đường kính ≤ 15cm, mô hình 8-10 năm tuổi chỉ đạt từ 12,82-13,72 cm, năng suất gỗ đạt từ 15-17 m3/ha/năm. Keo lá tràm ở Phú Yên 22 tuổi đạt 15,25 m3/ha/năm. Điều kiện lập địa của các mô hình có triển vọng gỗ lớn đều rất phù hợp với nhu cầu sinh thái của các loài keo, độ cao dưới 400 m so với mực nước biển, tầng đất dày > 1m, tỷ lệ đá lẫn 10-15%, độ dốc dưới 20 độ. Riêng đặc điểm hoá học đất của hầu hết các mô hình đều rất chua, rất nghèo lân và nghèo kali.

Hầu hết các tỉnh điều tra ở 3 vùng sinh thái đều có 3 nhóm đất trồng mới, gồm: đất trống; đất rừng thứ sinh nghèo kiệt, đất nương rẫy. Nhưng các loại đất này phân bố không tập trung, xen kẽ trong các loại đất đã sử dụng khác.

Trình bày khảo nghiệm mở rộng vùng trồng giống Keo tai tượng, vùng trồng các giống Keo lá tràm và vùng trồng các giống Keo lai tại Uông Bí (Quảng Ninh), tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), tại Hoài Nhơn (Bình Định). Về nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh: Xử lý thực bì hầu hết bằng phương pháp phát đốt toàn diện, cuốc hố 30x30x30cm. Mật độ trồng phổ biến là 1.660 cây/ha (3x2m). Bón lót từ 100-200 g NPK/hố (16:16:8 hoặc 14:8:6). Chăm sóc chủ yếu 2 năm đầu, mỗi năm 2 lần, năm thứ 3 chỉ chăm sóc 1 lần hoặc không chăm sóc.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205944-63)