Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm lũ quét của Viện Quản lý thiên tai Hàn Quốc cho lưu vực sông nhỏ khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
09/08/19 03:31PM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm lũ quét của Viện Quản lý thiên tai Hàn Quốc cho lưu vực sông nhỏ khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Tổ chức chủ trì: Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quỳnh

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Lê Văn Thìn, TS. Nguyễn Đăng Giáp, ThS. Đào Anh Tuấn, ThS. Lê Thế Cường, ThS. Nguyễn Đức Diện, ThS. Nguyễn Tài Trí, ThS. Trần Thị Thu Bình

Thời gian thực hiện: 6/2018-12/2018

Kinh phí thực hiện: 350 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 497/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 28 tháng 02 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

            Công nghệ cảnh báo lũ quét của Viện quản lý thiên tai Quốc gia Hàn Quốc là một công nghệ tiên tiến góp phần giảm thiểu thiệt hại từ lũ quét và sạt lở. Hệ thống gồm 02 trạm đo mưa, 02 trạm đo mực nước, 02 trạm cảnh báo và 01 hệ thống máy chủ (bao gồm cả phần mềm xử lý tính toán). Hệ thống phù hợp với các lưu vực nhỏ có địa hình biến đổi mạnh (diện tích ≤ 300km2), phù hợp với các lưu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Nghiên cứu đã chỉ ra cơ sở khoa học thiết lập hệ thống cảnh báo, trong đó Viện quản lý thiên tai Quốc gia Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ hiện đại, mô hình thủy văn, thủy lực, GIS để tính toán ra các tiêu chí cảnh báo. Để ứng dụng rộng rãi cho các lưu vực nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, cần có một số hiệu chỉnh phù hợp trong hệ thống, đặc biệt là các vấn đề hoạt động độc lập của hệ thống đối với máy chủ Hàn Quốc và truyền tin trực tiếp từ các trạm quan trắc đến trạm cảnh báo.

Nghiên cứu cũng đã thu thập và đưa ra phương pháp, kết quả xây dựng thí điểm hệ thống cảnh báo lũ quét của Viện áp dụng cho lưu vực suối Quang Kim, tỉnh Lào Cai. Các kết quả cho thấy mức tương đối phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời có khả năng giảm thiểu rủi ro gây ra bởi lũ quét.

Nghiên cứu đã đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ dựa trên các tiêu chí về quy trình xây dựng, sự phù hợp về điều kiện tự nhiên, cơ sở khoa học, đồng thời chỉ ra các tồn tại của hệ thống và các giải pháp hoàn thiện công nghệ.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20195583-88)