Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sán lá Opisthorchis spp. ký sinh trên vật nuôi ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp phòng chống
15/09/17 11:00AM
Thú y

Tên đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sán lá Opisthorchis spp. ký sinh trên vật nuôi ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp phòng chống

Tổ chức chủ trì: Viện Thú y

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Tân

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Nguyễn Văn Thoại, TS. Nguyễn Thị Sâm, ThS. Lê Đức Quyết, ThS. Huỳnh Vũ Vỹ, ThS. Lê Hứa Ngọc Lực, ThS. Trương Hoàng Phương

Thời gian thực hiện: 12/2013-2/2016

Kinh phí thực hiện: 1.400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1728/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 15 tháng 5 năm 2017 tại Nha Trang

 

Kết quả nghiên cứu:

Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ O.parageminus trên vịt ở Bình Định là 19,31%. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ O. viverrini trên chó tại tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định là 0,58%. Tỷ lệ lưu hành kháng thể sán lá gan nhỏ trên người là 4,6%. Ốc Bithynia siamensis là vật chủ trung gian thứ nhất, cá trắng là vật chủ trung gian thứ 2.

Vòng đời sán lá gan nhỏ trên vịt phát triển qua các giai đoạn: trứng hình thành miracidium ở ngoài môi trường từ 12-20 ngày. Cercara hình thành và thoát ra khỏi ốc sau 60 ngày. Ấu trùng tạo thành dạng nang kén trong cá từ 8-20 ngày. Ấu trùng phát triển đến sán trưởng thành trên vịt ở vịt từ 60-65 ngày. Một số dấu hiệu bệnh lý của vịt sán lá gan nhỏ: ăn ít, gầy yếu, bụng chướng, giảm đẻ, phân vàng hoặc xanh, xoang bụng tích nước, túi mật sưng, gan viêm, xuất huyết hoặc viêm dính xoang bụng…

Đề phòng bệnh sán lá gan nhỏ trên vịt cần diệt trứng sán ở ngoài môi trường bằng hóa chất idone 2% hoặc cloramin B 1,25%. Pha thuốc và phun ướt đều lên phân vịt trên nền chuồng (1 lít phung 10-12m2). Các hóa chất này có hiệu quả diệt trứng sán từ 66,66-72,96-88,14%. Định kỳ tẩy sán lá gan nhỏ trên vịt bằng thuốc fenbendazol (16mg/kg P) hoặc praziquantel (10mg/kg P). Vịt hướng thịt tẩy sán 1 lần khi vịt bắt đầu vào giai đoạn vịt hậu bị. Vịt hướng trứng tẩy sán khi vịt bắt đầu vào giai đoạn vịt hậu bị, sau đó mỗi năm tẩy sán 2 lần. Các thuốc này có hiệu quả tẩy sán từ 85,71-90,47%.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175246-48)