Nghiên cứu phát triển chè đạt tiêu chuẩn VIETGAP tại Tây Nguyên
12/07/18 10:40AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển chè đạt tiêu chuẩn VIETGAP tại Tây Nguyên

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Quảng

Các cá nhân tham gia đề tài: Nguyễn Mai Hương, Dương Công Bằng, Nguyễn Thị Nguyệt Tú, Nguyễn Thị Tâm, Lê Thị Cẩm Nhung, Trịnh Xuân Hồng, Phan Võ Ngọc Quyền, Võ Chí Cường, Nguyễn Thị Thanh Mai.

Thời gian thực hiện: 6/2012-12/2016

Kinh phí thực hiện: 2.600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1736/QĐ-BNN-KHCN ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 04 tháng 6 năm 2017 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là 2 giống chè được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên. Cụ thể là các giống chè Việt Nam sử dụng làm nguyên liệu để chế biến chè xanh và chè đen, các giống chè nhập nội có nguồn gốc từ Đài Loan sử dụng nguyên liệu chế biến chè Ô Long. Nghiên cứu đánh giá thực trạng về giống, các biện pháp canh tác (bón phân, tưới nước, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái…) trong sản xuất chè ở Tây Nguyên. Phân tích các mối nguy trong sản xuất chè và lựa chọn vùng sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với các vùng chè chính tại Tây Nguyên đã chỉ ra sử dụng phân hữu cơ sinh học không ảnh hưởng đến hàm lượng kim loại  nặng có trong chè búp tươi. Các loại phân hữu cơ sinh học gồm: RAS, NAS, TRN1, TRDT làm năng suất chè búp tươi tăng 5-10% so với đối chứng và giảm được lượng phân vô cơ 15%. Bón phân hữu cơ sinh học với lượng 150% và 200% so với khuyến cáo làm tăng năng suất chè, giảm lượng phân hóa học từ 15-30% so với đối chứng. Các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học hoạt chất Abemectin, các loại thuốc hóa học hoạt chất Dinotefuran có hiệu lực trừ bọ xít muỗi, rầy xanh cao trên cây chè, thuốc Trichoderma viride, Validacin phòng trừ bệnh thối búp chè. Lượng nước tưới ở mức 100-120 m3/ha/lần tưới và chu kỳ tưới 5 ngày/lần (khi không có mưa. Thực hiện thu hái chè bằng máy cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với hái bằng máy.

Xây dựng 2 mô hình sản xuất chè đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng và Gia Lai với tổng diện tích 20ha (10ha/mô hình) và sản lượng 265 tấn chè nguyên liệu búp tươi/năm, 2 mô hình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20175310-11)