Nghiên cứu phát triển giống lúa Japonica cho vùng cao miền núi phía Bắc
22/07/16 02:53PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển giống lúa Japonica cho vùng cao miền núi phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quốc Thanh

Các cá nhân tham đề tài: PGS.TS Lê Vĩnh Thảo, TS. Phạm Văn Dân, ThS. Đỗ Thị Thu Hường, ThS. Nguyễn Hữu Hiệu, KS. Vũ Thị Khuyên, ThS. Nguyễn Việt Hà, GS.TS. Hoàng Tuyết Minh, TS. Đặng Quý Nhân, KS. Phạm Văn Vinh

Thời gian thực hiện: 06/2012-06/12015

Kinh phí thực hiện: 1.450 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5241/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 26 tháng 12 năm 2015 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và đánh giá tình hình sản xuất lúa tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã điều tra cho thấy để phát huy những lợi thế của vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là trong điều kiện vụ xuân thì việc đưa vào thử nghiệm và phát triển bộ giống lúa Japonica là rất phù hợp. Xác định được 4 giống lúa Japonica triển vọng trong 13 giống lúa thí nghiệm là ĐS1, J02 (nhóm trung ngày); J01, ĐS3 (nhóm ngắn ngày).

Thời vụ gieo trồng thích hợp cho các giống Japonica ĐS1 và J01 như sau: vụ Xuân ĐS1 gieo từ 10/1 đến 7/2 và J01 gieo từ 20/1 đến 7/2, vụ Mùa cả hai giống gieo từ 5/6 đến 26/6; lưu ý tại Sơn La vụ xuân các giống gieo cuối tháng 1 đến 7/2 là thích hợp. Tổ hợp mật độ-phân bón thích hợp đối với hai giống ĐS1 và J01: vụ Xuân là tổ hợp P2M1 (1 tấn phân hữu cơ vi sinh: 110kg/N:110kgP2O5:100kgK2O/kg và 45 khóm/m2; vụ mùa là tổ hợp P2M2 (1 tấn phân hữu cơ vi sinh: 110kg/N:110kgP2O5:100kgK2O/kg và 50 khóm/m2. Với những giống chuyển vụ cần phải xử lý nảy mầm hạt giống Japoinic, tùy điều kiện có thể dùng axit nitric ở nồng độ 0,3% (N3) hoặc super lân ở nồng độ 0,6 kg/10 kg thóc (P6) và xử lý bằng lufain ở nồng độ 5g/10kg thóc (L5)..

20 ha mô hình các giống Japonica triển vọng ĐS1, ĐS3 và J01 áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh trong điều kiện vụ mùa 2014, vụ xuân 2015 cho thấy các giống đều sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và hiệu quả vượt trội so với đối chứng. Giá trị MBCR của các mô hình giống Japonica triển vọng so với mô hình các giống sản xuất đại trà tại địa phương có giá trị tuyệt đối cao từ 7,5-36,6 qua đây cho thấy đây đều là các mô hình dễ được nông dân chấp nhận.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164760)