Nghiên cứu phát triển mô hình thủy động lực 3 chiều FVCOM trong tính toán động lực cửa sông
09/08/19 10:25AM
Thủy lợi

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển mô hình thủy động lực 3 chiều FVCOM trong tính toán động lực cửa sông

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Thanh Hùng

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Bùi Thị Ngân, TS. Nguyễn Đức Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ThS. Vũ Thái Long, ThS. Đào Văn Khương, ThS. Ngô Thị Minh Nguyệt

Thời gian thực hiện: 05/2018-12/2018

Kinh phí thực hiện: 350 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 497/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày phê duyệt: ngày 28 tháng 02 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình thủy động lực ba chiều FVCOM với số liệu đầu vao từ mô hình khí tượng WRF để mô phỏng chế độ thủy động lực và cấu trúc nhiệt tại cửa sông Nhật Lệ-Quảng Bình. Kết quả tính toán cho thấy mô hình FVCOM đã khôi phục dòng chảy khu vực cửa sông Nhật Lệ và cho kết quả khá tốt. Kết quả tính toán đã xác định được vận tốc dòng chảy theo phương thẳng đứng cho thấy giá trị trung bình là 2.62X10-5 m/s tương ứng với 0.09 m/giờ. Vận tốc theo phương thẳng đứng lớn nhất đạt 0.0017 mg/s. Đề tài đã thử nghiệm với các hệ số hiệu chỉnh vận tốc gió khác nhau và hệ số ma sát để đưa ra những kiến thuận kiến nghị trong việc tăng độ chính xác mô phỏng dòng chảy.

Sự phân bố nhiệt độ nước theo không gian rõ rệt với nhiệt độ cao ở khu vực gần cửa và nhiệt độ thấp hơn ở khu vực xa bờ với độ chênh lệch độ từ 1.0 đến 2.5 độ C. Mô hình cũng có khả năng mô phỏng nhiệt theo chiều sâu trên toàn miền tính trong khi yếu tố nhiệt đóng vai trò quan trọng để tính toán chất lượng nước trong các nghiên cứu tương lai. Vùng động lực cửa sông nơi có sự tác động tương hỗ giữa sông và biển đã được mô phỏng qua bài toán “xả thải” giả định. Sự vận chuyển của chất thải dưới tác động của tất cả các ngoại lực đã được tính toán để thấy ra đặc điểm quan trọng tại khu vực này.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20195558-63)