Nghiên cứu sản xuất sinh khối nấm men giàu protein bằng công nghệ lên men các nguyên liệu giàu tinh bột
18/05/20 09:46AM
Công nghệ sinh học

Tên đề tài: Nghiên cứu sản xuất sinh khối nấm men giàu protein bằng công nghệ lên men các nguyên liệu giàu tinh bột

Tổ chức chủ trì: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Quang Thành

Các cá nhân tham gia đề tài: Mojmir Rychtera, Paulova Leona, Vũ Văn Hạnh, Phạm Thị Loan, Nguyễn Lê Nghĩa, Lê Quý Tùng, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Đức Hải, Trần Xuân Thành

Thời gian thực hiện: 01/2016-06/2019

Kinh phí thực hiện: 70.042,9 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4148/QĐ-BNN-KHCN ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: ngày 07 tháng 11 năm 2019 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã chọn lọc được 03 chủng nấm men có khả năng tạo sinh khối và có chức năng probiotic, bao gồm 02 chủng có khả năng tạo sinh khối cao (chủng N1 và N2) và 01 chủng có chức năng probiotic (chủng N3). Những chủng này được giải trình tự gen định loại chủng loài.

Đề tài tạo được 02 sản phẩm bao gồm: sản phẩm protein nấm men (tên thương mại PKM-SAN) dạng khô có hàm lượng protein > 46%, dạng sệt có protein > 9%, dạng lỏng protein. 4,5% và sản phẩm probiotic nấm men (tên thương mại Acti-San) dạng khô có mật độ tế bào > 1x109 CFU/ml, dạng lỏng có mật độ tế bào > 1x109 CFU/g. Đã sản xuất thành công 120 tấn PKM-SAN dạng lỏng, 120 tấn Acti-SAN dạng lỏng.

Đề tài nghiên cứu thành công quy trình sử dụng 02 sản phẩm trong chăn nuôi lợn. Đồng thời xây dựng 01 quy trình sản xuất protein nấm men (PKM-SAN), 01 quy trình sản xuất probiotic nấm men trong chăn nuôi lợn đã được công nhận tiến bộ khoa học. Đề tài hoàn thiện đầu tư và lắp đặt xong dây truyền công nghệ sản xuất protein nấm men (PKM-SAN) và probiotic nấm men (Acti-SAN).

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20195753-55)