Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước
28/07/20 09:42AM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước

Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Tỉnh

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Vương Nam Trung, TS. Phạm Tất Thắng, ThS. Nguyễn Văn Hợp, ThS. Trần Văn Hào, ThS. Phạm Duy Phẩm, KS. Nguyễn Tiến Thông, ThS. Lê Quang Thành, KS. Trần Tuấn Tân, ThS. Phạm Ngọc Trung.

Thời gian thực hiện: 1/2015-12/2019

Kinh phí thực hiện: 5.100 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 171/QĐ-BNN-KHCN ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ngày nghiệm thu: Ngày 18 tháng 01 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

Kết quả nghiên cứu:

            Sau ba thế hệ, đàn lợn giống có nguồn gốc nhập khẩu từ Đan Mạch đã được chọn lọc, duy trì đàn hạt nhân với quy mô 21 đực và 102 nái Yorkshire; 22 đực và 104 nái Landrace tại ba cơ sở giống và thích nghi dần với điều kiện khí hậu, điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Đàn nái bố mẹ lai giữa hai giống Yorkshire và Landrace nguồn gốc nhập khẩu từ Đan Mạch không có sự khác biệt về năng suất sinh sản giữa hai tổ hợp lai chéo. Tỷ lệ sinh trưởng, dày mỡ lưng, dày thăn thịt, tỷ lệ nặc lần lượt của đàn lợn thương phẩm lai giữa ba giống Duroc, Yorkshire và Landrace có nguồn gốc nhập khẩu từ Đan Mạch là 90-977 gam/ngày; 10,4-10,7 mm, 57,5-58,5 mm; 60,9-61,3%; và của đàn lợn thương phẩm lai giữa bốn giống Pietrain, Duroc, Yorkshire và Landrace có nguồn gốc nhập khẩu từ Đan Mạch là 917-941 gam/ngày; 10,3-10,7 mm, 57,0-58,1 mm; 60,9-61,2%.

Về giải pháp dinh dưỡng, đã điều chỉnh mức ăn cho lợn nái mang thai từ 2,13-2,81 kg/con ngày dựa vào độ dày mỡ lưng đã cải thiện 3,6% số con đẻ ra ổ; 1,6% số con sống/ổ và 2,5% số con cai sửa/ổ. Việc bổ sung 3% hoặc 5% dầu vào khẩu phần thứ ăn cho lợn nái nuôi đều làm tăng thu nhận thức ăn của lợn nái, tăng số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con. Việc bổ sung khoáng (cao hơn 1,25 lần so với khuyến cáo Đan Mạch), đồng thời kết hợp bổ sung vitamin (cao hơn gấp 1,5 lần so với khuyến cáo Đan Mạch) trong khẩu phần lợn nái mang thai đã cải thiện 4,8% số con sống/ổ; 5,9% số con cai sữa/ổ; tăng 5,2% khối lượng sơ sinh của lợn con và 3,5% khối lượng cai sữa/con ở đàn lợn nái Yorkshire và Landrace nguồn gốc Đan Mạch

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20205853-55)