Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa
12/04/16 04:13PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa

Mã số: 167.RD/HĐ-KHCN

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương

Chủ nhiệm đề tài: KS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư

Các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: KS. Phạm Phú Thịnh, KS. Lưu Quốc Thắng, ThS. Ngô Thị Kiều Dương, CN. Nguyễn Thị Mai Phương, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, KS. Phạm Thị Lan, KTV. Đặng Kim Thanh

Thời gian hoàn thành đề tài: 2012

 

Kết quả nghiên cứu:

Các giống dừa cao như dừa Ta, Dâu, Sáp, Lai có gốc và thân cây to, tán lá phân bố đu, khối lượng quả lớn, cơm dừa dày. Giống dừa Lai có năng suất quả trên cây cao hơn hẳn so với các giống dừa cao khác. Dừa Xiêm, Dứa có gốc nhỏ, tăng trưởng chậm, sẹo lá khít, chiu cao cây thấp, quả nhỏ, cơm dừa mỏng.

Tại Bến Tre, trong hệ thống đa canh, năng suất dừa và thu nhập từ dừa cao hơn vườn dừa trồng thuần. Cùng phương thức trồng thuần, trồng thâm canh cho năng suất và thu nhập cao hơn trồng quảng canh. Vườn dừa sử dụng giống dừa Xiêm cho thu nhập từ dừa cao nhất. Mô hình trồng xen ca cao kết hợp nuôi heo trong vườn dừa được áp dụng phổ biến trong sản xuất và góp phần cải thiện thu nhập của người trồng dừa.

Tại Trà Vinh, các giống dừa sáp, dừa Dứa và dừa Xiêm cho tổng thu nhập cao hơn các giống dừa địa phương khác. Chi phí đầu tư cho vườn dừa không có sự khác biệt giữa các giống và các hình thức đầu tư. Hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vườn dừa đa canh lại khá cao, biến động từ 2,80 đến 14,97; Mô hình trồng xen cây có múi kết hợp nuôi heo trong vườn dừa được áp dụng phổ biến hơn và góp phần cải thiện thu nhập của người trồng dừa.

Tại Bình Định, năng suất dừa ở Bình Định khá thấp so với năng suất dừa ở Bến Tre và Trà Vinh, nên thu nhập từ dừa ở Bình Định thấp hơn rõ rệt so với Bến Tre và Trà Vinh; Mô hình trồng xen rau má kết hợp nuôi trâu bò trong vườn dừa được áp dụng phổ biến hơn và góp phần cải thiện thu nhập của hộ.

Đ xuất các giải pháp v giống; v kỹ thuật; v tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; và giải pháp hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo vườn tạp.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-9642)