Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng
15/10/18 09:22AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Lê Quốc Thanh

Các cá nhân tham gia: TS. Phạm Văn Dân, ThS. Nguyễn Hữu Hiệu, ThS. Hoàng Tuyển Phương, ThS. Đỗ Thị Thu Hường, ThS. Phạm Văn Vũ, ThS. Đoàn Xuân Cảnh, ThS. Vũ Ngọc Quý, TS. Tô Thị Thu Hà

Thời gian thực hiện: 6/2013-3/2016

Kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định 4070/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày phê duyệt: ngày 23 tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Thu thập, hồi cứu, khảo sát bổ sung các dữ liệu tự nhiên, xã hội, các kế hoạch, quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Phân vùng nghiên cứu theo đặc điểm địa hình, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế-xã hội và hình thái sản xuất vùng đồng bằng sông Hồng. Đánh giá, làm rõ các nghiên cứu về hệ thống cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên thế giới và ở trong nước.

Đánh giá hiện trạng sản xuất và cơ cấu cây trồng và cơ cấu cây trồng của vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng: lựa chọn giống phù hợp, hoàn thiện kỹ thuật canh tác, bố trí mùa vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý có hiệu quả kinh tế và bền vững. Đánh giá các cơ cấu cây trồng hiệu quả, cần mở rộng cho đồng bằng sông Hồng. Đánh giá được thuận lợi và hạn chế của vùng đồng bằn sông Hồng trong việc sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi  cơ cấu cây trồng phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Đề tài đã lựa chọn được 16 giống cây trồng có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu và có chất lượng tốt, phù hợp cho từng cơ cấu của các tiểu vùng sinh thái và hoàn thiện quy trình thâm canh cho từng giống (lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, bí xanh, rau). Xây dựng 53 ha cây trồng các loại trên cho 7 công thức luân canh trên 3 chân đất tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nội và Nam Định.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20185356-57)