Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gene trong tạo giống kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua của Việt Nam
22/01/19 09:48AM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển gene trong tạo giống kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua của Việt Nam 

Thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả 

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đặng Thị Vân 

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Đoàn Thị Thùy Vân, TS. Lê Thị Thủy, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, TS. Hà Việt Cường, ThS. Đặng Thu Hòa, ThS. Lê Thị Liễu, ThS. Hoàng Thị Minh Huệ, KS. Nguyễn Thị Thùy Linh, KS. Dương Vũ Huy Hoàng, GS.TS. Hans-Jorg Jacobsen, GS.TS. Edgar Maiss

Thời gian thực hiện: 7/2010-6/2014

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã giải được 12 trình tự đầy đủ và phân loại được 7 loài/chủng begomovirus từ các mẫu bệnh xoăn vàng lá cà chua được thu thập từ các tỉnh trồng cà chua của Việt Nam. Xác định được 2 loài/chủng virus chủ lực (TYLCVV và ToLCVV ) và 1 loài/chủng (ToLCHnV) có nguy cơ tiềm tàng gây bệnh xoăn vàng lá cà chua ở Việt Nam. Nghiên cứu thiết kế được cấu trúc xâm nhiễm của 7 virus từ các mẫu bệnh xoăn vàng lá cà chua của Việt Nam. Các cấu trúc này đều biểu hiện được triệu chúng bệnh trên cà chua. Từ kết quả giải trình tự virus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua của Việt Nam đề tài đã thiết kế thành công 2 cấu trúc RNAi theo đường hướng siRNA và 6 cấu trúc theo đường hướng miRNA. Các cấu trúc này đã được sử dụng để chuyển vào 3 giống cà chua FM372C, DM166 và M88.

Hoàn thiện quy trình chuyển gene qua mô lá thực cho 2 giống cà chua DM166 và M88 đạt tỉ lệ chuyển gen từ 9,6 tới 10%. Quy trình đã được áp dụng thành công khi chuyển các cấu trúc gen mục tiêu miRNA và siRNA mà đề tài đã thiết kế. Hoàn thiện được quy trình lây nhiễm nhân tạo TYLCV. Quy trình dạt 100% cây được lây nhiễm có chứa virus với trên 70% số cây biểu hiện triệu chứng sau 3 tuần lây nhiễm. Quy trình đã được áp dụng để lây nhiễm chọn lọc dòng chuyển gene kháng virus của đề tài.

Tạo được 367 dòng chuyển gene độc lập của 3 giống cà chua FM372C, DM166 và M88. Thu được 1 dòng chuyển gene kháng virus đời T1, FM372C-TomiR-3-17, với 100% cây không biểu hiện triệu chứng bệnh sau 15 tuần lây nhiễm. Đã thu được 70 dòng chuyển kháng virus đời To, trong đó có 5 dòng, DM166-Tomi-6-50, DM166-Tomi-6-72, DM166-Tomi-2-179, DM166-Tomi-1-72 và DM166-Tomi-1-77, triển vọng là dòng kháng cao ở mức miễn dịch với virus.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-vang la ca chua.pdf)