Nghiên cứu và xây dựng mô hình Fractal cho hiện tượng điện thế chảy trong môi trường xốp
22/11/22 08:59AM
Chủ đề: Thủy lợi

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu và xây dựng mô hình Fractal cho hiện tượng điện thế chảy trong môi trường xốp

Tổ chức chủ trì: Đại học Thủy lợi

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lương Duy Thành

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Phan Văn Độ, TS. Nguyễn Văn Nghĩa, TS. Phạm Thị Thanh Nga, PGS. TS. Vũ Phi Tuyến, ThS. Nguyễn Trọng Tâm

Thời gian thực hiện: 2017-2019

Kinh phí thực hiện: 600 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 243/QĐ-HĐQT-NAFOSTED ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quôc gia

Nghiệm thu: ngày 19 tháng 06 năm 2019 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu sự phụ thuộc của hệ số điện thế chảy và thế zeta vào thành phần khoáng chất của môi trường xốp, loại chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng, nồng độ dung dịch, độ pH, nhiệt độ. Nghiên cứu, xây dựng một mô hình lý thuyết để tính toán thế zeta cho dung dịch điện phân loại 2:2 và hỗn hợp dung dịch 1:1 và 2:2 với các tỷ lệ khác nhau. Phân tích và giải thích kết quả thực nghiệm bằng các mô hình lý thuyết có liên quan đến các tham số hóa lý phụ thuộc vào chất lỏng-chất rắn như mật độ nhóm bề mặt (loại môi trường xốp), hằng số phân ly (loại môi trường xốp) và hằng số liên kết (loại chất điện phân). Nghiên cứu hệ số điện thế chảy với hỗn hợp hai thành phần (nước-triethylamine) gần điểm tách pha bằng cách thay đổi nhiệt độ (scanning) từ khá xa nhiệt độ tới hạn (Tc) tới gần nhiệt độ tới hạn. Nghiên cứu kịch bản về sự thay đổi bất thường của của lớp điện tích kép cũng như chiều dài Debye đối với hỗn hợp hai thành phần gần điểm tách pha. Xây dựng biểu thức Fractal cho dòng điện chảy trong môi trường xốp dựa trên lý thuyết hình học Fractal của môi trường xốp và dòng điện chảy trong một ống mao dẫn. Xây dựng biểu thức Fractal cho dòng điện dẫn trong môi trường xốp dựa trên dòng điện dẫn trong một ống mao dẫn. Xây dựng mô hình hình học Fractal cho hệ số điện thế chảy trong môi trường xốp. So sánh mô hình lý thuyết thu nhận được với số liệu thực nghiệm trong các tài liệu đã công bố cũng như so sánh với phương trình HS cải biến.

(Nguồn: Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN số 10/2019-2019-02-760)