Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Thanh Trà và đề xuất các giải pháp khắc phục, phát triển vùng sản xuất theo hướng hàng hoá cho tỉnh Thừa Thiên Huế
22/02/18 04:02PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Thanh Trà và đề xuất các giải pháp khắc phục, phát triển vùng sản xuất theo hướng hàng hoá cho tỉnh Thừa Thiên Huế (Mã số: 03/2012/HĐ-ĐTKHCN)

Thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp thiết mới phát sinh ở địa phương

Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Dung

Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Phạm Thị Vượng, ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Nguyễn Thị Hoa, ThS. Lê Mai Nhất, ThS. Nguyễn Nam Dương, KS. Đỗ Duy Hưng, ThS. Đoàn Nhân Ái, Lê Hữu Phước, ThS. Cái Văn Thám.

Thời gian thực hiện: 12/2012-12/2014

Kinh phí thực hiện: 1.900 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu điều tra, đánh giá và đưa ra những nguyên nhân chính gây suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Thanh Trà: nguồn cây giống không đảm bảo chất lượng, nguồn sâu bệnh tồn tại trên đồng ruộng lớn (đặc biệt bệnh chảy gôm), thời tiết khắc nghiệt, hạn chế về kỹ thuật thâm canh, đầu tư, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Xác định tác nhân gây bệnh chảy gôm là do nấm Phytopthora citrophthora bằng phân tích hình thái và giải trình tự gen.

Đưa ra một số biện pháp nâng cao năng suất chất lượng bưởi Thanh Trà: bón phân cho cây dựa vào năng suất quả vụ trước kết hợp vi sinh và phân bón lá; sử dụng chất điều tiết sinh trưởng Flower 94; làm mương, rãnh thoát nước và phá váng bề mặt mừa mưa, bổ sung nước vào mùa khô, cắt tỉa, loại bỏ cây tạp kết hợp với làm cỏ, rắc vôi toàn vườn, quét vôi toàn bộ gốc và thân cây có hiệu quả giảm mức độ bệnh chảy gôm; bao quả hạn chế tác hại sâu bệnh; sử dụng chế phẩm Trichoderma của Việt Bảo vệ thực vật liều lượng 200-250 g/gốc cho hiệu quả giảm nguồn nấm trong đất cao nhất; sử dụng thuốc Ridomil gold 68 WP (2%) quét lên vết bệnh chảy gôm, tiêm thuốc Agri-fos 400 2 đợt/năm.

Xây dựng mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đã giảm mức độ gây hại của một số dâu bệnh chính từ 80-90% so với đối chứng ở cả 3 mô hình, nâng cao chất lượng cành lộc, tỷ lệ đậu quả, năng suất tăng 25,25-33,86%, hiệu quả kinh tế 27,66%-34,52%. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả như độ hàm lượng vitamin C, độ Brix của cây trong mô hình cao hơn đối chứng.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-CSDLsố)