Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật đồng bộ cho cây cà phê nhằm nâng cao giá trị gia tăng cà phê, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
28/04/22 08:44AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật đồng bộ cho cây cà phê nhằm nâng cao giá trị gia tăng cà phê, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Đề án phát triển sản phẩm quốc gia "Cà phê Việt Nam chất lượng cao" thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Việt Hà

Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Đinh Thị Nhã Trúc; TS. Phan Thanh Bình; ThS. Trịnh Xuân Hồng; ThS. Hoàng Thị Ái Duyên; ThS. Hoàng Hải Long; CN. Nguyễn Vũ Kỳ; KS. Lê Thừa Hoài Sơn; KS. Phạm Văn Thao; TS. Nguyễn Phi Hùng

Thời gian thực hiện: 2018-2020

Kinh phí thực hiện: 9.825 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 4082/QĐ-BNN-KHCN ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 26 tháng 10 năm 2021 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xây dựng 06 quy trình kỹ thuật, trong đó có 02 quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật ở Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình tái canh theo hướng cơ giới hóa, BAP nâng cao chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất cà phê vối; Quy trình tái canh theo hướng cơ giới hóa, BAP nâng cao chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất cà phê vối; Quy trình thâm canh bền vững cà phê theo hướng BAP nâng cao chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu; Quy trình xử lý cận thu hoạch, sau thu hoạch; Quy trình nhân giống cà phê chất lượng cao bằng phương pháp In vitro; Quy trình trồng xen cà phê vối tăng hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đề tài đã xây dựng 4 mô hình trình diễn sử dụng các giống cà phê mới được công nhận có năng suất và chất lượng cao (quy mô 10ha/mô hình) ứng dụng gói kỹ thuật đồng bộ canh tác bền vững theo hướng BAP tại Tây Nguyên và Tây Bắc. Mô hình cà phê vối tại Đăk Nông tăng hiệu quả kinh tế trên 14% và tăng năng suất trên 11%; mô hình cà phê vối tại Đăk Lăk tăng hiệu quả kinh tế trên 10% và tăng năng suất trên 15%; mô hình cà phê chè tại Đăk Lăk tăng hiệu quả kinh tế trên 13% và tăng năng suất trên 14%; mô hình cà phê chè tại Sơn La tăng hiệu quả kinh tế và tăng năng suất trên 10% so với sản xuất đại trà.

  (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216193/GGN 21-11-059)