Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản - Du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mớii
23/09/22 08:07AM
Chủ đề: Nông thôn mới

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản - Du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới (Mã số đề tài: 02/HĐ-KHCN-NTM)

Tổ chức chủ trì: Đại học Xây dựng

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lê Quỳnh Chi

Các cá nhân tham gia dự án: PGS.TS. Phạm Hùng Cường, TS. Lê Nam Phong, ThS. Nguyễn Thu Hương, ThS. Phùng Thị Mỹ Hạnh, TS. Nguyễn Thu Hạnh, TS. Nguyễn Quang Minh, TS. Trần Xuân Hiếu, TS. Tống Ngọc Tú, TS. Nguyễn Thị Thu Phương, ThS. Nguyễn Ngọc Luân, ThS. Dương Quỳnh Nga, ThS. Đào Hải Nam, KTS. Lê Thành Vinh, TS. Hoàng Đạo Cương, TS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Bá Toàn, Nguyễn Thị Việt Anh, ThS. Phan Tiến Hậu, ThS. Lê Anh Vũ, ThS. Lý Quốc Sơn, ThS. Nguyễn Việt Tùng, ThS. Nguyễn Công Thiện, ThS. Nguyễn Hải Vân Hiền, ThS. Bùi Công Minh, ThS. Đào Quỳnh Anh, ThS. Trần Quốc Thái, CN. Nông Thị Chi

Thời gian thực hiện: 2018-2020

Kinh phí thực hiện: 3.438 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 5189/QĐ-BNN-VPĐP ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 28 tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã xây dựng các nguyên tắc để hình thành nên mô hình Làng nghề- Du lịch và làng Di sản – Du lịch. Đề tài đã đề xuất được 26 bộ sản phẩm du lịch (SPDL). Các bộ sản phẩm du lịch này đã khai thác được các giá trị văn hóa nhiều mặt của làng truyền thống. Khi tích hợp lại sẽ trở thành bộ SPDL tổ hợp của làng du lịch. Các bộ sản phẩm du lịch này sẽ làm cơ sở cho các làng lựa chọn trong quá trình xây dựng đề án phát triển du lịch của riêng từng làng. Đồng tài, đề tài đã đề xuất các giải pháp tổ chức không gian cho các hoạt động du lịch, lồng ghép với quá trình Quy hoạch xây dựng nông thôn. Đề tài đã xây dựng mô hình quản lý phù hợp với mô hình phát triển, có sự tham gia Hợp tác xã, Ban quản lý, Đề tài đề xuất về định hướng kết nối các làng truyền thống du lịch với Quy hoạch du lịch vùng ĐBSH và tỉnh. Đề xuất các giải pháp để kết nối về hạ tầng, giao thông và liên kết tua, tuyến du lịch. Đề xuất phân 3 loại làng, cho 2 nhóm mô hình Làng nghề- Du lịch và Làng Di sản – Du lịch dựa trên tiềm năng và vị thế trong kết nối vùng. Đề tài còn đề xuất về hệ thống chính sách để hỗ trợ phát triển mô hình.

(Nguồn: Kỷ yếu “Giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ tiêu biểu phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”)