Quy hoạch xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho các vùng có nguy cơ cao
25/05/16 04:11PM
Biến đổi khí hậu

Tên đề tài: Quy hoạch xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho các vùng có nguy cơ cao

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Xuân Hiển

Các cá nhân tham đề tài: GS.TS. Trần Thục, PGS.TS. Ngô Trọng Thuận, PGS.TS. Hoàng Minh Tuyển, PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương, PGS.TS. Lã Văn Chú, PGS.TS. Dương Văn Khảm, PGS.TS. Doãn Hà Phong, KS. Trần Duy Hạnh

Thời gian thực hiện đề tài: 30/5/2014-15/12/2015

 

Kết quả nghiên cứu:

Có thể xác định được 3 vùng nguồn gây động đất có kèm theo sóng thần trên biển Đông. Vùng nguồn nguy hiểm nhất là đới hút chìm Manila. Hai vùng nguồn ít nguy hiểm hơn là vùng nguồn tại đớt đứt gãy ngoài khơi Bắc Trung Bộ, Nam Hải Nam và vùng nguồn tại đới hút chìm Ryukyu. Khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng mạnh của sóng thần là khu vực ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó khu vực ven biển từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Thiết lập hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao được quy hoạch bao gồm: hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy tại cấp Trung ương và cấp tỉnh; hệ thống các trạm trực canh tại 290 xã, phương ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa-Vũng Tàu; hệ thống truyền dẫn, truyền tin để kết nối giữa chỉ đạo của Trung ương, địa phương đến các trạm trực canh.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164645-46)