Sản xuất thử nghiệm các dòng Sơn tra (Docynia indica) đã được tuyển chọn tại vùng Tây Bắc
22/04/22 08:56AM
Chủ đề: Lâm nghiệp

Tên dự án: Sản xuất thử nghiệm các dòng Sơn tra (Docynia indica) đã được tuyển chọn tại vùng Tây Bắc

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm dự án: TS. Hà Văn Tiệp

Các cá nhân tham gia dự án: TS. Bùi Chính Nghĩa; ThS. Nguyễn Văn Hùng; ThS. Vũ Văn Tuân; KS. Phạm Đức Sơn; ThS. Lò Thị Kiều; KTV Lê Thị Thảo; KTV Nguyễn Thị Sáng

Thời gian thực hiện: 2016-2020

Kinh phí thực hiện: 4.000 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1293/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 29 tháng 4 năm 2021 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Dự án đã xây dựng được 2 quy trình kỹ thuật về cây Sơn tra ghép bao gồm quy trình kỹ thuật nhân giống cây Sơn tra ghép và quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây Sơn tra ghép, cả 2 quy trình kỹ thuật này đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Các tiến bộ kỹ thuật này đã được chuyển giao vào sản xuất, mở ra một hướng mới về chuyển đổi trồng cây Sơn tra truyền thống bằng cây con gieo ươm từ hạt sang trồng thâm canh cây Sơn tra ghép với nguồn giống đã được tuyển chọn và công nhận giống.

Dự án đã xây dựng được 35 ha mô hình trồng thâm canh cây Sơn tra ghép, sau 3 năm trồng cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống đạt cao > 95%, cây trong mô hình sinh trưởng tốt, cây được chăm sóc hàng năm, được tỉa cành tạo tán và đã cho quả, năng suất quả đạt 4,5 tấn quả/ha, quả sạch sâu bệnh, đường kính quả đạt 2,5-3,0cm, vượt năng suất 15% so với sản xuất đại trà, đây là mô hình điểm để cán bộ địa phương và người nông dân đến thăm quan học tập mở rộng trồng thâm canh cây Sơn tra ghép ra các vùng khác có điều kiện sinh thái tương tự.

Dự án đã sản xuất được 60.000 cây giống Sơn tra ghép đủ tiêu chuẩn đem trồng, cây ghép được sử dụng trong trồng 35 ha mô hình trồng thâm canh cây Sơn tra ghép và phân phát cho hộ nông dân tham gia đối ứng công lao động và phân chuồng để sản xuất cây ghép. Cây ghép đã được các hộ nông dân trồng góp phần tăng diện tích trồng và tăng thu nhập cho các hộ gia đình trồng Sơn tra ghép tại vùng Tây Bắc, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ vùng cao tham gia dự án.

 

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20216189-90/GGN 21-11-057)