Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi bò sữa cao sản tại Tây Nguyên
22/02/18 04:05PM
Chăn nuôi

Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi bò sữa cao sản tại Tây Nguyên (Mã số đề tài, dự án: TN3/CO2)

Thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên

Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Châu

Các cá nhân tham gia đề tài: Nguyễn Thị Phương Mai, Hà Thanh Tùng, Nguyễn Đắc Cường, Tống Thị Thương, Quản Xuân Hữu, Lê Văn Ty, Nguyễn Hữu Đức, Hoàng Nghĩa Sơn, Nguyễn Văn Hạnh, Cao Ngọc Minh Trang.

Thời gian thực hiện: 10/2011-9/2014

Kinh phí thực hiện: 5.850 triệu đồng

 

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả tạo phôi bò bằng phương pháp gây siêu bài noãn với các phương pháp sử dụng GnRH, FSH và PMSG đạt trung bình lần lượt là 14,0 ± 4,6; 10,7 ±3,2, 9,7 ±2,1 trứng rụng/lần xử lý. Đề tài đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu phôi như trạng thái buồng trứng, yếu tố mùa vụ và nguồn tinh giới tính.

Nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau giữa hai phương pháp xử lý tinh bằng bơi ngược và Percoll và giữa các lô xử lý với một hoặc tổ hợp các chất chống đông. Không có sự khác nhau về các chỉ số như tỷ lệ động dục, tỷ lệ rụng trứng và đậu thai giữa hai quy trình GnRH và PCF2a.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan di truyền kiểu gen/alen PIT-1E2 với năng suất sữa với giá trị p tương ứng là 0,003/0,001 ở bò HF nghiên cứu. Trong khi đó, đa hình 3 đoạn gen PIT-1E6, PRL-E3 và PRL-E4 không phát hiện tương quan di truyền có ý nghĩa thống kê với tính trạng năng suất sữa ở quần thể bò nghiên cứu.

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-CSDLsố)