Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển loài lan hài đặc hữu khu vực miền núi phía Bắc có nguy cơ tuyệt chủng
22/07/16 02:51PM
Trồng trọt

Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển loài lan hài đặc hữu khu vực miền núi phía Bắc có nguy cơ tuyệt chủng

Mã số đề tài: B2013-11-33

Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Thị Nga

Các cá nhân tham đề tài: ThS. Nguyễn Thị Sơn, Đỗ Thị Hương Loan, GS.TS. Nguyễn Quang Thạch,  PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh, ThS. Trần Thế Mai,  KS. Nguyễn Thị Hân, ThS. Nguyễn Thị Thanh Phương, KS. Lê Văn Vy

Thời gian thực hiện: 1/2013-12/12015

Kinh phí thực hiện: 620 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 1135/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày phê duyệt: Họp ngày 23 tháng 4 năm 2016 tại Hà Nội

 

Kết quả nghiên cứu:

Thu thập thông tin về đặc tính sinh trưởng phát triển, hiện trạng phân bố, tình hình khai thác sử dụng cây lan Hài (Paphiopedilum) có trong sách đỏ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và thu thập 02 loài lan Hài P. dianthum và P. purpuratum làm nguyên liệu để đánh giá và nhân giống và bảo tồn in vitro. Đánh giá, phân loại các mẫu giống 02 loài Lan Hài P. dianthum và P. purpuratum thu thập được theo một số đặc điểm nông sinh học quan trọng.

Xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro đối với cây lan Hài P. dianthum và P. purpuratum. Giới thiệu mô hình phát triển hai loài Lan hài tại vùng đệm khu bảo tồn của vườn quốc gia Hoàng Liên quy mô 300m2

 

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT-DT20164757-59)