Kỹ thuật nuôi rươi làm đặc sản cho thu nhập 'khủng'
27/09/17 03:42PM
Kỹ thuật nuôi rươi không hề đơn giản, điều quan trọng nhất là phải có được môi trường nuôi phù hợp. Tuy nhiên loài này mang lại giá trị kinh tế rất lớn.

Ở Việt Nam rươi còn có tên gọi dân dã là rồng đất. Họ rươi chủ yếu gồm các sinh vật sống ở biển, một số có thể bơi ngược dòng vào sông, hồ, theo nước lớn tràn vào đồng. Rươi có thể được tìm thấy ở nhiều tầng nước, là động vật ăn tạp thành phần thức ăn của rươi chủ yếu từ mùn bã hữu cơ và các loài tảo, chúng sống và tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, núp mình dưới đá hay trong cát và bùn.

Rươi cho thu hoạch thương phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay đồng trũng ở một vài tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ở Hải Dương thì thuộc các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số vùng hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. 

Rươi là một loài nuôi ít rủi ro, đầu tư thấp. Ảnh: Internet

Sử dụng mô hình bán hoang dã để nuôi rươi bằng cách khoanh vùng và bảo vệ môi trường tự nhiên để rươi tự phát triển rồi thu hoạch. Đây là mô hình nuôi bán hoang dã mang lại sản lượng rươi chất lượng và an toàn cung cấp cho thị trường.

Môi trường thích hợp nuôi rươi

Đầm nuôi rươi là bãi triều hoặc ruộng lúa, nhưng nơi có nước thủy triều ra vào và độ mặn 0 – 10%. Nơi nuôi rươi phải có diện tích tối thiểu 500m2, xung quanh phải có bờ bao chắc chắn và cao hơn mực nước trong đầm khoảng 30 – 50cm. Đầm nuôi rươi nên cách xa nguồn thải của dân cư, khu vực nuôi rươi không bị ô nhiễm nguồn nước hay không khí.

Đáy đầm thì phải là bùn cát, trong đó chiếm 2 phần và cát là 1 phần. Ngoài ra, hàm lượng ôxy tối thiểu là4mg/l; độ pH từ 6,5 đến 8,5.

Cải tạo đầm nuôi là yếu tố quyết định đến năng suất nuôi rươi. Cải tạo đầm thường rơi vào tháng 3 và 9 dương lịch và tránh nước đục trong đầm chảy ra mang theo mùn bã hữu cơ.

Yêu cầu khi cải tạo đầm:

Tháo cạn đầm, loại bỏ hết địch hại của rươi như cua, cáy, cá, tôm…

Đầm cải tạo bằng phẳng, dốc về phía cống, dễ dàng cho việc róc nước

Xung quanh đầm phải sạch, không có cỏ dại mang mầm bệnh

Xây dựng hệ thống cống cấp và thoát nước

Kiểm tra pH của đầm, nếu pH

Tạo sinh cảnh: có thể trồng một số loại cỏ thân mềm hoặc lúa để tạo sinh cảnh cho rươi, giảm nhiệt độ nước trong ngày nắng.

Kỹ thuật lấy giống tự nhiên

Đây là khâu then chốt trong cách nuôi rươi, nó quyết định năng suất nuôi rươi.

Thời điểm lấy giống: vào kỳ nước thủy triều khoảng tháng 4 – 5 và tháng 9 – 12 âm lịch.

Cách thực hiện: Mở cống để nước chảy vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo nước và chui xuống lớp bùn trong đầm. Sau khi thủy triều rút khoảng 4 – 6 giờ, ta mới mở cống cho nước ra và luôn giữ lại mực nước trong đầm là 30 – 40cm. 

Cách chăm sóc rươi

Sau khi lấy giống 1 tháng, dùng vợt lưới dày vớt một lớp bùn trên bề mặt đầm, ta sẽ nhìn thấy những con rươi nhỏ màu đỏ, mật độ lớn hơn 150 cá thể/m2 là đạt yêu cầu.

Vào các kỳ con nước sau chúng ta đều phải lấy nước vào đầm và thải nước ra để lấy nguồn thức ăn cho rươi. Lư ý nên loại bỏ các địch hại vào trong đầm bằng lưới chắn.

Cách nuôi rươi đảm bảo hiệu quả cao đó là không được dùng bất kì loại hóa chất nào. Hạn chế lấy nước vào đầm ở các thời điểm nguồn nước bị ô nhiễm và những thời kỳ phun thuốc trừ sâu.

Sau khi lấy giống và nuôi rươi được 6 tháng, rươi trưởng thành hay còn gọi là rươi thành thục có thể thu hoạch được.

Rươi thành thục chuẩn bị sinh sản thì con cái sẽ có màu xanh nhạt, con đực có màu trắng sữa với kích thước lớn hơn rươi bình thường, cơ thể rươi rất dễ vỡ.

Vào kỳ con nước, chúng ta sẽ lấy nước vào đầm. Rươi thành thục sẽ nổi trên mặt nước và bơi ra cống để sinh sản. Mắc đáy có kích thước 1mm – 3mm vào cửa cống và tháo nước, rươi thành thục sẽ theo nước chui vào đáy, hãy nhẹ nhàng nhấc túi đáy đổ rươi ra chậu. Giờ bạn chỉ việc xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh để bảo quản.  Rươi sống được khoảng 5 – 7 ngày.

Minh Châu

Theo VietQ