- Tài liệu số (57,389)
- Sách, chuyên khảo, t.tập (28,718)
- Kết quả NCKH (9,028)
- Công bố KHCN (52,928)
- Ấn phẩm định kỳ (349)
- Bản đồ, bản vẽ (72)
- Tài liệu khác (29)
-
Phòng đọc: 024 37245429
-
Ms Hậu: 0912299556
-
Email: thuvien@mard.gov.vn
- Đang trực tuyến: 87
- Tổng lượt truy cập: 11.480.328
Thời tiết mùa xuân và mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm cao, muỗi phát triển nhiều, đây là nguy cơ lây lan bệnh đậu trên đàn bồ câu.
* Đặc điểm của bệnh:
- Do virus gây ra.
- Tạo thành các mụn đậu, thường ở những phần không có lông (mào, tích, quanh mắt, chân).
- Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.
- Gây tỷ lệ chết cao cho gà con, chim non.
- Bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa thu.
* Đường lây lan của bệnh:
- Chủ yếu qua các vết xây xát ở vùng da không có lông.
- Lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe.
- Do muỗi đốt và truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
* Triệu chứng:
- Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung quanh mắt, chân, mặt trong cánh).
- Mụn có màu sắc khác nhau, từ màu trắng trong, màu hồng thẫm rồi chuyển sang màu xám.
- Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo có màu vàng xám.
- Trường hợp mụn ở mắt làm cho chim bồ câu bị mù.
- Mụn đậu mọc trong thực quản, chim bồ câu thường không ăn, uống được và chết.
* Bệnh tích: Dạng hầu họng, mụn đậu mọc trên niêm mạc miệng, thực quản.
- Thường xảy ra ở chim bồ câu non.
- Gây các vết loét ở miệng, họng.
- Làm cho chim bồ câu khó ăn, khó thở rồi chết.
- Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng xám.
- Chim bồ câu dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.
* Phòng bệnh:
- Phòng bệnh bằng chủng vaccine đậu gà.
- Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.
* Chống bệnh:
- Cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
- Trường hợp chim bồ câu bị đậu ở niêm mạc miệng, có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ như a-xít bô-ríc 3%.
- Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
- Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết.
- Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu.
-
Cách lựa chọn vaccine phù hợp cho heo. (23/11/22 09:12AM)
-
Kỹ thuật nuôi tôm Sú luân canh trồng lúa. (23/11/22 08:37AM)
-
Kỹ thuật nuôi gà ri hiệu quả. (17/11/22 02:30PM)
-
Phương pháp chăn nuôi gà theo mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng sạch. (16/11/22 08:18AM)
-
Chế dộ dinh dưỡng cho gà mái đẻ tối ưu trứng. (16/11/22 08:12AM)