Theo mô tả, có thể cá mú đã bị bệnh hoại tử thần kinh. Bệnh do virus thuộc giống Betanodavirus, họ Nodaviridae gây ra. Virus có dạng hình cầu, đường kính là 26 - 32 nm. Virus ký sinh trong tế bào chất của tế bào thần kinh trong não và trong võng mạc mắt.
Ở nước ta, bệnh thường xảy ra từ tháng 5 - 10, đặc biệt khi mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp bệnh phát triển 25 - 30°C. Dấu hiệu bệnh lý điển hình của cá nhiễm bệnh là các biểu hiện thần kinh như bơi lội không bình thường (bơi vòng tròn, bơi ngửa, bơi hỗn loạn không định hướng...), bỏ ăn, da tối màu, trương bóng hơi và tỷ lệ chết lớn. Đối với cá nuôi thương phẩm trong lồng, cá lớn (trọng lượng > 150g) khi bị bệnh có ít triệu chứng hơn và tỷ lệ chết giảm. Cá thường chuyển màu đen và bơi chậm chạp với bóng hơi trương phồng và có thể hoặc không có vết bệnh ở đầu. Giải phẫu cơ quan nội tạng bình thường và ruột không có thức ăn.
Bệnh do virus gây ra, hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.
Đảm bảo chất lượng khi cả giống thả ra lồng. Cả giống trước khi đưa vào lồng nuôi cần được kiểm tra và xác định là không nhiễm mầm bệnh nguy hiểm.
Trong khu vực nuôi cá cần hạn chế chó, mèo và người không làm nhiệm vụ qua lại để tránh sự xâm nhập của các sinh vật mang mầm bệnh vào trong hệ thống nuôi.
Đảm bảo chế độ ăn cho cá (chất lượng, số lượng). Nâng cao sức đề kháng cho cả thông qua việc cung cấp đủ lượng thức ăn cần tính theo trọng lượng cá, chủng loại thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cả ở từng giai đoạn nuôi khác nhau. Chất lượng thức ăn tốt không bị nắm mốc, không chứa các độc tố, thành phần dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi và theo loài nuôi. Tránh cho ăn quá mức gây dư thừa thức ăn làm tăng chi phí sản xuất và dễ gây ô nhiễm môi trường.
Căn cứ vào diện tích và cỡ cá thả để tính mật độ thả phù hợp. Không nên nuôi quá thưa làm lãng phí diện tích lồng nuôi. Tránh mật độ nuôi quá dày dẫn đến cạnh tranh về dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi.
Các dụng cụ sử dụng trong hệ thống nuôi cần được khử trùng thông qua giặt sạch, phơi nắng. Cần tránh dùng chung dụng cụ giữa các ô lồng có cả bệnh nếu không qua khử trùng. Đặc biệt, lưu ý hạn chế sự lây lan tác nhân gây bệnh thông qua người chăm sóc, hạn chế người ra vào trang trại, khách đến thăm quan nên áp dụng các biện pháp sử dụng bảo hộ lao động phù hợp và sát trùng.
Hàng ngày, thường xuyên quan sát hoạt động bơi, bắt mồi, màu sắc của cả để phát hiện sớm hiện tượng cả bị bệnh. Khi cá bị bệnh cần vớt ngay cả chết, loại cá bệnh nặng ra khỏi lồng và xử lý số cá này bằng nhiệt như nấu chín làm thức ăn gia súc, tránh ném cá bệnh, cá chết ra ngoài lồng nuôi, tránh dùng cá chết bệnh cho các loài cá nuôi khác dùng tươi khi chưa xử lý nhiệt.
Vào mùa mưa nhiều là thời điểm dịch bệnh dễ bùng phát, cần bổ sung Vitamin C liều lượng 20 - 30mg/kg cá/ngày, mỗi tháng cho ăn một đợt khoảng 7 - 10 ngày. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi cá.