* Nguyên nhân khiến đường ruột tôm bị đứt khúc:
Đường ruột tôm bị đứt khúc được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:
- Do nhiễm khuẩn Vibrio spp:
Vi khuẩn Vibro spp được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về đường ruột trên tôm nuôi, và đường ruột bị đứt khúc cũng là một dạng biểu hiện của bệnh. Loại vi khuẩn này luôn xuất hiện trong các ao nuôi nước lợ, nước mặn và hầu hết chủng vi khuẩn Vibrio đều có khả năng gây bệnh đường ruột. Chúng không có khả năng gây bệnh cho tôm nuôi nếu chỉ tồn tại với mật độ thấp (≤102CFU/ml) nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu vượt ngưỡng này.
- Do nhiễm ký sinh trùng:
Gregarine là một loài nguyên sinh động vật thường sống “bám” vào các vật chủ như: ốc, hến,… sinh sống ở đáy ao. Chính vì thế, khi tôm ăn phải các loài sinh vật này sẽ tạo điều kiện để ấu trùng Gregarine xâm nhập vào ruột tôm, sau đó phát triển thành ký sinh sống bám vào đường ruột tôm khiến đường ruột tôm bị đứt khúc.
Thông thường, tôm bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine không chết hàng loạt, song, tôm sẽ chậm lớn do đường ruột bị tổn thương không thể hấp thu các dưỡng chất. Nguy hiểm hơn, các tổn thương này tạo điều kiện để các chủng Vibrio spp tấn công gây bệnh.
- Thức ăn không đạt chất lượng:
Thức ăn không đạt chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại nấm mốc có trong thức ăn sẽ tiết ra các độc tố gây hại cho tôm gây bệnh phân trắng và đường ruột tôm bị đứt khúc. Bên cạnh đó, tôm ăn phải tảo độc (tảo lam) cũng gặp phải các tình trạng tương tự.
* Cách khắc phục tình trạng đường ruột đứt khúc trên tôm hiệu quả:
Như đã nói ở trên, ruột tôm bị đứt khúc là một dấu hiệu cảnh báo tôm có thể mắc bệnh đường ruột, vì thế khi phát hiện dấu hiệu này cần tìm cách khắc phục trước khi quá trễ. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả cao cần biết được nguyên nhân gây bệnh là do đâu.
- Khắc phục đường ruột tôm bị đứt khúc do vi khuẩn Vibrio spp:
Có thể diệt vi khuẩn Vibrio spp trong nước bằng các loại thuốc sát trùng. Nên nhớ, các loại thuốc này có thể làm tiêu hao lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi, vì thế cần chạy quạt và sục khí liên tục để cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng một biện pháp xử lý khác an toàn hơn là sử dụng chế phẩm sinh học NTTS. Một số dòng sản phẩm như EcoClean Sludge Reducer của Mỹ tập hợp các dòng vi sinh vật được phân lập chuyên biệt trong kiểm soát các chủng vi khuẩn Vibrio spp và các xạ khuẩn. Đây cũng là giải pháp xử lý an toàn và thân thiện được các chuyên gia khuyên dùng.
- Diệt tảo độc:
Sự phát triển ưu thế của các loài tảo độc trong ao cũng là nguyên nhân chính gây bệnh đường ruột cho tôm. Bên cạnh đó, mật độ tảo quá dày còn gây ra tình trạng ao nuôi thiếu oxy, hiện tượng nở hoa và tảo tàn gây ô nhiễm ao nuôi. Hiện nay có 2 cách cắt tảo phổ biến nhất là:
+ Dùng hóa chất: ưu điểm của cách này là hiệu quả cao và tảo chết nhanh. Tuy nhiên, sử dụng hóa chất diệt tảo độc nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn tảo có lợi trong ao. Mặt khác, tảo chết đồng loạt khiến ao nuôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến tôm nuôi. Do vậy, nên cân nhắc sử dụng cách này.
+ Dùng men vi sinh: tảo xanh (tảo lam) là loài tảo độc phổ biến trong ao nuôi tôm. Cách diệt tảo xanh trong ao nuôi tôm bằng men vi sinh được xem là hiệu quả và an toàn hơn dùng hóa chất, bởi khi đó các tế bào vi sinh vật có lợi sẽ kiểm soát tảo xanh bằng cách cạnh tranh thức ăn và môi trường sống, khiến tảo độc dần dần bị tiêu diệt.
- Sử dụng thức ăn chất lượng và tăng sức đề kháng cho tôm:
Nên sử dụng thức ăn cho tôm từ những thương hiệu để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tôm nuôi. Bên cạnh đó, cần định kỳ bổ sung các vitamin (nhất là vitamin C) và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm.