Bản tin Chuyên đề Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, số 3 năm 2024
18/09/24 08:05AM
Chuyên đề: Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL, các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta (ha) chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Đề án là một chủ trương vô cùng đúng đắn nhằm tạo động lực mới cho ngành lúa gạo của Việt Nam phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. đây cũng chính là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo trong giai đoạn hội nhập với thế giới, khi mà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính là một xu thế tất yếu.

Để thực hiện thành công đề án này, ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đồng bộ và bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa, bắt đầu từ giống đến quy trình canh tác, cơ giới hóa, biện pháp tưới, bón phân, vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế vừa giảm phát thải.

Bản tin Chuyên đề Khoa học Công nghệ và đổi mới sáng tạo số 4 khái quát toàn bộ nội dung của đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta (ha) chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” cùng với các ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình thực hiện đề án.