Tên đề tài: Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi năm 2022
Thuộc
nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Tổ chức chủ trì: Viện Chăn nuôi
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm đề
tài: TS. Phạm Công Thiếu
Các cá nhân
tham gia đề tài: ThS. Phạm Hải Ninh,
TS. Nguyễn Công Định, ThS. Trịnh Duy Linh, ThS. Phạm Đức Hồng, KS. Nguyễn Phạm
Trung Nguyên, KS. Ngô Thị Lệ Quyên, TS. Nguyễn Khánh Vân, KS. Nguyễn Đức Lâm,
ThS. Đào Đức Hảo
Thời
gian thực hiện: 2021
Kinh phí thực hiện: 600 triệu đồng
Cấp phê
duyệt: Quyết định số
4788/QĐ-BNN-KHCN ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 22 tháng 12 năm 2021 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Nhiệm vụ đã bảo tồn và lưu giữ được 17
đối tượng nguồn gen vật nuôi, trong đó nhóm gia súc có 05 đối tượng (lợn Chư
Prông, lợn đen Sông Hinh, lợn Lang Hồng, ngựa Mường Lống và thỏ nội), gia cầm
có 06 đối tượng (gà tây Kỳ Sơn, gà lông chân, gà lùn Cao Sơn, gà lông xù, gà Mã
Đà và gà Bang Trới), thủy cầm có 04 đối tượng (vịt Mường Khiêng, vịt bầu Nghĩa
Đô, ngan Xám và ngỗng Cỏ) và 02 nguồn gen ong khoái Apis dorsata và ong đá Apis
laboriosa. Bảo tồn vật liệu di truyền của 195 liều tinh lợn ỉ và 568 cọng
nguyên bào sợi (tế bào soma) lợn Chư Prông. Nhìn chung số lượng các đối tượng
nguồn gen có số lượng đủ và vượt so với theo kế hoạch được giao với đặc điểm
ngoại hình và một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ổn định.
Điều tra tìm kiếm phát hiện nguồn gen
vịt Cỏ Trùng Khánh tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và phát hiện bổ sung
nguồn gen ngan Xám tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho thấy các nguồn gen đều
có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Đồng thời đã điều tra thu thập nguồn
gen ong tại huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai và huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thu thập
được 4 nguồn gen là ong khoái (Apis dorsata), ong nội (Apis cerana), ong ruồi đỏ
(Apis florea) và ong không ngòi đốt (sting lessbee).
Nhiệm vụ tiến hành đánh giá sơ bộ nguồn
gen gà Mã Đà và ong đá (Apis laboriosa), đánh giá chi tiết nguồn gen gà lông
chân và đánh giá khoảng cách di truyền và phân tích ADN vịt bầu Nghĩa Đô với 05
giống vịt khác gồm vịt Bầu Bến, Sín Chéng, Mường Khiêng, Minh Hương và Super
Meat bằng chỉ thị phân tử microsatellite và khẳng định vịt bầu Nghĩa Đô có cấu
trúc di truyền đồng nhất (thuần) và nằm cùng nhóm cấu trúc với các giống vịt
Sín Chéng, Mường Khiêng và Minh Hương.
Các kết quả đã được cập nhật bổ sung
về thông tin, tư liệu, ảnh của 15 nguồn gen bảo tồn năm 2022 và một số nguồn
gen bản địa đã được công bố kết quả vào phần mềm Vietgen.