Tên nhiệm vụ: Điều tra hiện trạng sử dụng phế phụ phẩm trong công nghiệp chế biến một số sản phẩm thủy sản chủ lực quốc gia (tôm nước lợ, cá tra), đề xuất giải pháp nâng cao GTGT, phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản
Tổ chức chủ trì: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Cao Đăng Đáng
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Lê Đức Thông, TS. Lê Hà Hải, GS.TS.
Phạm Anh Tuấn, TS. Nguyễn Tất Thắng
Thời gian thực hiện: 2021-2024
Kinh phí thực hiện: 1.500 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 192/QĐ-CCPT-CBBQ ngày
18 tháng 6 năm 2024 của Cục Chất lượng, Chế biến
và Phát triển thị trường
Ngày
nghiệm thu:
26
tháng 6 năm 2024 tại Hà Nội
Kết quả
nghiên cứu:
Tổng quan hiện trạng chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ, cá tra. Đối với
mặt hàng tôm gồm tôm tươi/hấp (nguyên con hoặc bỏ đầu) đông lạnh, tôm nõn
tươi/hấp đông lạnh, tôm tẩm bột chiên hoặc không chiên đông lạnh, sushi,
nobashi;… trong đó số cơ sở chế biến tôm đông lạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB) chiếm đến 85,4% so với cả nước, về số lượng tôm
nguyên liệu đưa vào chế biến có chiều hướng tăng trong 3 năm 2019, 2020 và 2021
biến động khoảng 4,3-6%, sản lượng sản phẩm cũng tăng tương ứng từ 2,0-4%. Đối
với mặt hàng cá tra: gồm cá tra fillet đông lạnh, cá tra cắt miếng hoặc fillet
tẩm bột, cá tra tẩm gia vị, chả cá tra…; tổng số doanh nghiệp chế biến cá tra
quy mô lớn cả nước có khoảng 107 doanh nghiệp trong đó có gần 100 nhà máy tập
trung chủ yếu ở ĐBSCL chiếm khoảng 93,5% so với cả nước; số lượng cá tra nguyên
liệu đưa vào chế biến có chiều hướng giảm nhưng không lớn trong 3 năm 2019,
2020 và 2021 biến động giảm từ 0,3 – 1,6%; định mức nguyên liệu cá tra/sản phẩm
trung bình khoảng 2,0 kg nguyên liệu/1kg sản phẩm; 100% các doanh nghiệp chế biến
cá tra áp dụng ít nhất 1 hệ thống quản lý chất lượng và có hệ thống xử lý chất
thải; trình độ lao động của các cơ sở chế biến cá tra có trình độ trung cấp trở
lên đạt 13%, công nhân kỹ thuật có bằng cấp chỉ 9% và lao động phổ thông vẫn
chiếm tỷ lệ cao 78%. Các sản phẩm tôm Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 100 quốc
gia và vùng lãnh thổ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của các sản phẩm tôm gồm: Mỹ,
EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kong, Hàn Quốc và Úc. Hiện nay, các sản phẩm
cá tra đã có mặt tại 138 quốc gai và vùng lãnh thổ. các thị trường chính gồm:
Trung Quốc-Hong Kong, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil và Colombia, chiếm
80,4% tổng giá trị xuất khẩu.
Kết quả điều tra các doanh nghiệp chế biến phụ phẩm tôm, các tra cho thấy
sản lượng trung bình phụ phẩm tôm được chế biến công nghiệp đạt 32,3%; sản lượng
trung bình phụ phẩm cá được chế biến công nghiệp đạt 32,0%. Sản phẩm chế biến từ
phụ phẩm tôm và phụ phẩm cá tra chủ yếu tiêu thụ trong nước chiếm 80 - 90%, đạt
doanh số năm 2021 khoảng 3.940 tỷ đồng và 11.535 tỷ đồng lần lượt đối với các sản
phẩm từ phụ phẩm tôm và cá tra. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm
tôm, cá tra chiểm tỷ lệ thấp 10 -20%. Thị trường xuất khẩu sản phẩm chế biến từ
phụ phẩm tôm, các tra chủ yếu là các nước châu Á (Trung Quốc, Thái Lan).
Đề xuất giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối chuỗi cung ứng,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ phụ phẩm (tôm nước lợ, cá tra), cụ thể
cần rà soát quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ đáp ứng điều kiện sản xuất mở rộng
phát triển ngành chế biến chính phẩm và phụ phẩm (tôm nước lợ và cá tra) phù hợp
với đinh hướng phát triển của từng vùng/khu vực và địa phương. Khuyến khích hỗ
trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cung ứng (thu gom, phân loại, sơ chế bảo
quản và phân phối) nguyên liệu phụ phẩm cho các nhà máy chế biến phụ phẩm (tôm
nước lợ, cá tra). Hình thành hệ sinh thái kết nối các doanh nghiệp cung ứng, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ phụ phẩm (tôm nước lợ, cá tra). Tổ chức
quản lý cần xây dựng các cụm liên kết gắn chế biến và tiêu thụ phế phụ phẩm tôm
và cá tra gắn với vùng sản xuất tập trung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, đề
án và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng/địa phương. Đồng thời rà
soát những chính sách chung đã ban hành và tiếp tục bố sung hoàn thiện chính
sách mới phù hợp với đặc thù của ngành hàng phụ phẩm (tôm nước lợ và cá tra) nhằm
thúc đẩy và huy động tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp; và ưu tiên nguồn lực
về khoa học công nghệ, lồng ghép các chương trình khoa học công nghệ các cấp từ
trung ương đến địa phương nhằm đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao giá trị, tính cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng phụ phẩm
(tôm nước lợ và cá tra).
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT -
DT20247759-60/GGN24-08-139)