Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương và cá thu trên tàu cá bằng đá sệt kết hợp khí nito nano
Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Xuân Thi
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Đinh Xuân Hùng, KS. Trương Quốc
Cường, ThS. Phạm Văn Long, ThS. Nguyễn Như Sơn, ThS. Trần Xuân Lâm, KS. Nguyễn
Phan Phước Long, KS. Võ Thị Thanh Vân, KS. Hà Thế Diên
Thời gian thực hiện: 2021-2023
Kinh phí thực hiện: 9.500 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 1224/QĐ-BNN-TS ngày 03
tháng 05 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 15 tháng 7
năm 2024 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống thiết bị bảo quản sản phẩm trên
tàu cá (chiều dài tàu >15m) bằng đá sệt kết hợp khí nitơ nano với công suất
tạo đá sệt từ 2,4-2,5 tấn/ngày/hệ thống; nhiệt độ đá sệt từ -1,5°C đến -2,5°C;
tỷ lệ (nồng độ) đá sệt: ≥ 40%; DO < 1 mg/lít. Hệ thống thiết bị đá sệt kết hợp
khí khí nitơ nano bao gồm máy sản xuất đá sệt, máy tạo khí nitơ nano và các bộ
phận kèm theo như nguồn điện trên tàu, hầm bảo quản, thùng ngâm hạ nhiệt độ. Về
giá thành: Tổng cộng giá thành (năm 2021) thiết bị đá sệt nitơ nano trên tàu
khoảng 420.000.000-450.000.000 đồng.
Xây dựng thành công quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương và cá
thu trên tàu cá bằng đá sệt kết hợp khí nitơ nano. Áp dụng quy trình cho thấy chất
lượng sản phẩm cao hơn (tăng) ≥ 30% (đối với cá ngừ đại dương là ≥ 50,87%, cá
thu là ≥ 35,7%), hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp bảo quản bằng
phương pháp truyền thống. Thời gian bảo quản sản phẩm trên biển ≥ 25 ngày đối với
cá thu, ≥ 22 ngày đối với cá ngừ đại dương. Quy trình được thông qua hội đồng
công nhận Tiến bộ kỹ thuật theo biên bản họp ngày 28/3/2024 (Quyết định số
80/QĐ-KHCN&HTQT ngày 14/3/2024 của Cục trưởng Cục Thủy sản).
Xây dựng thành công 03 mô hình bảo quản sản phẩm trên tàu cá (lưới rê,
câu cá ngừ đại dương) áp dụng quy trình công nghệ đá sệt kết hợp khí nitơ nano.
Tổng sản lượng khai thác của 3 tàu mô hình là 41.529 kg cá các loại, trong đó
cá thu 12.676 kg, loại A chiếm 67%; cá ngừ nhỏ (ngừ bông, ngừ bò) 23.214 kg, loại
A chiếm 68%; cá ngừ đại dương 5.639 kg, loại A chiếm 68%. Đối với tàu lưới rê hiệu
quả kinh tế, doanh thu chuyến biển bảo quản cá bằng đá sệt cao hơn bảo quản bằng
đá xay từ 25.948.000-38.622.000 đồng/chuyến biển, tỷ lệ lợi nhuận so với doanh
thu cao hơn bảo quản đá xay 5,7-7,8% và thời gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị bảo
quản đá sệt nano là 15-18 tháng sản xuất. Đối với tàu câu cá ngừ hiệu quả kinh
tế, doanh thu chuyến biển bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt cao hơn bảo quản
bằng đá xay là 32.896.000 đồng/chuyến biển, lợi nhuận bảo quản bằng đá sệt cao
hơn bảo quản bằng đá xay là 25.296.000 đồng, tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu
cao hơn bảo quản đá xay 8,6%; lợi nhuận bảo quản bằng đá sệt kết hợp nitơ nano
cao hơn so với bảo quản bằng đá sệt (lợi nhuận bảo quản đá sệt cao hơn bảo quản
đá xay 15,0 - 21,0 triệu đồng/chuyến biển) và cao hơn so với bảo quản bằng nano
UFB (lợi nhuận bảo quản nano UFB cao hơn bảo quản đá xay 2,3- 3,0 triệu đồng/
chuyến biển); và thời gian thu hồi vốn đầu tư thiết bị bảo quản đá sệt nano là
17 tháng sản xuất.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT - DT20247779-84/GGN 24-10-148)