Nghiên cứu chọn giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao sinh trưởng
27/11/24 08:48AM
Chủ đề: Thủy sản

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nâng cao sinh trưởng

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đinh Hùng

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Trần Hữu Phúc, TS. Nguyễn Văn Sáng, KS. Võ Thị Hồng Thắm, ThS. Nguyễn Thanh Vũ, KS. Nguyễn Huỳnh Duy, KS. Phạm Đăng Khoa, KS. Nguyễn Thế Vương, ThS. Đặng Văn Trường, ThS. Nguyễn Thị Đang

Thời gian thực hiện: 2019-2022

Kinh phí thực hiện: 4.800 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 3517/QĐ-BNN-KHCN ngày 07 tháng 02 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 11 tháng 11 năm 2022 tại Hà Nội

  Kết quả nghiên cứu:

           Đề tài đã ương nuôi, tuyển lựa và chuyển giao thành công 5.000 con cá hậu bị, kích cỡ khi chuyển giao đạt dao động 1,0-1,2 kg/con, tỷ lệ đực:cái khi chuyển giao là 35%:65% (trong đó, cá đực và cá cái thuộc hai nhóm cá có huyết thống xa nhau), cá được đánh dấu DCWT khi chuyển giao. Ba đơn vị tiếp nhận 5.000 cá hậu bị là Công ty TNHH Thủy sản Mừng Liên (Lấp Vò, Đồng Tháp) tiếp nhận 2.000 con, cơ sở Thành Kim (Cao Lãnh, Đồng Tháp) tiếp nhận 1.500 con và cơ sở Trung Dũng (Hồng Ngự, Đồng Tháp) tiếp nhận 1.500 con. Đàn cá đang được nuôi tăng trưởng trong cùng một ao tại mỗi cơ sở. Đến thời điểm báo cáo (8/6/2022) đàn cá phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình là 96,0%, kích cỡ trung bình đạt 3,8 – 5,2 kg/con và đã bước đầu khai thác cho sản xuất cá bột với các chỉ tiêu về sinh sản đều đạt cao hơn yêu cầu kỹ thuật trong quy định về sản xuất giống cá tra.

Đề tài đã thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm cho 100 gia đình G4 và 20 gia đình nhóm tự nhiên với tỷ lệ chết cuối thí nghiệm đến 97,5%, sau 23 ngày thực hiện cảm nhiễm theo phương pháp cohabitant có bổ sung thêm vi khuẩn vào bể thí nghiệm. Hệ số di truyền ước tính cho tính trạng kháng bệnh gan thận mủ: (i) đối với tính trạng sống/chết, đạt 0,02 – 0,06 tại ngưỡng chết 97,5%, đạt h2 = 0,27-0,29 tại ngưỡng chết 85% và h2 = 0,30-0,42 tại ngưỡng chết 50%; (ii) cho tính trạng thời gian sống đạt tương ứng 0,48, 0,50 và 0,45 tại các ngưỡng chết lần lượt 50%, 85% và 97,5%. Tương quan di truyền giữa tính trạng kháng bệnh gan thận mủ và tăng trưởng dao động từ 0,03 – 0,25, tuy nhiên sai số cũng cao với đa số đều khác “không” không có ý nghĩa thống kê, cho thấy khi cải thiện tính trạng tăng trưởng thì sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực đến tính trạng kháng bệnh. Hiệu quả chọn lọc khi so sánh với đàn tự nhiên (theo EBV) đạt từ 1,6% tại thời điểm cá ngưng chết

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT - DT20247728-29/GGN24-08-125)