Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng trồng lạc chính tại các tỉnh phía Bắc
Tổ
chức chủ trì: Viện Cây lương thực và
Cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Cơ
quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ
nhiệm đề tài: ThS.
Nguyễn Xuân Thu
Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS.
Trần Thị Trường, ThS. Nguyễn Xuân Đoan, ThS. Phan Thị Thanh, ThS. Nguyễn Thị Hường,
KS. Nguyễn Thị Hồng Oanh, ThS. Nguyễn Thị Liễu, KS. Nguyễn Chí Thành, KS. Nguyễn
Thị Quý, TS. Nguyễn Văn Chinh
Thời gian thực hiện: 2017-2022
Kinh
phí thực hiện: 3.900 triệu
đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 3297/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 8
năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm
thu: ngày 03 tháng 10 năm
2022 tại Hà Nội
Kết
quả nghiên cứu:
Về
nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống lạc năng suất cao,
chất lượng tốt, đề tài đã xác định 35 mẫu giống có đặc điểm tốt phục vụ công
tác chọn tạo giống theo mục tiêu trong đó gồm: 15 mẫu giống có năng suất cao (từ
4,52 -5,50 tấn/ha), 20 mẫu giống có hàm lượng dầu cao (từ 50,07 - 54,32%). Đồng
thời đã lai tạo 45 tổ hợp lai mới và đột biến mới 04 mẫu giống làm cơ sở sở tạo
nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống.
Kết
quả chọn tạo giống từ nguồn vật liệu kế thừa và tạo mới đã tự công bố lưu hành
02 giống lạc L32, L33 có năng suất cao 4,54 - 4,82 tấn /ha; hàm lượng dầu đạt
49,13-50,94%; cỡ hạt đạt 60-65 gam/100 hạt từ nguồn vật liệu kế thừa. Bên cạnh
đó đã chọn ra 06 dòng triển vọng từ vật liệu tạo mới gồm (1804.3.2, 1701.1.7,
1703.5.7, 1804.5.7, 1803.2.2 và 1702.4.6) năng suất từ (4,97 - 5,46 tấn/ha) hàm
lượng dầu từ (49,27 - 50,32%).
Đề
tài xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho 02 giống lạc mới L32 và L33, quy
trình kỹ thuật canh canh tác dễ hiểu, dễ áp dụng và được công nhận cấp cơ sở. Và
xây dựng thành công 06 mô hình thử nghiệm sản xuất các giống lạc mới L32 và L33
có năng suất cao tại các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ và Nam Định.
Tại các địa phương giống lạc L32 và L33 có năng suất cao từ 4,54 - 4,82 tấn/ha
vượt giống đối chứng (là giống đang sản xuất đại trà) từ 15,8 - 31,0%. Hiệu quả
kinh tế tăng hơn từ 19,1 - 44,6%.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226721/GGN
22-11-127)