Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng và đề xuất giải pháp xử lý sự cố cống dưới đê đảm bảo an toàn chống lũ
Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thủy lợi
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Khúc Hồng Vân, PGS.TS. Trần Thanh
Tùng, GS.TS. Nguyễn Chiến, PGS.TS. Đào Văn Hưng, PGS.TS. Vũ Hoàng Hưng, ThS.
Trần Đức Việt, ThS. Bùi Văn Huyến, TS. Nguyễn Phương Dung, TS. Nguyễn Thái
Hoàng
Thời gian thực hiện: 2021-2023
Kinh phí thực hiện: 3.600 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 2408/QĐ-BNN-ĐĐ ngày 17
tháng 07 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 02 tháng 8
năm 2024 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Để đánh giá được hiện trạng sự cố cống qua đê, đề tài đã tiến hành thu
thập tài liệu và tiến hành khảo sát bổ sung tại 8/21 tính có đê xung yếu cấp
III là Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nam và
Thanh Hóa. Phân tích, đánh giá được các nguyên nhân dẫn đến sự cố cống qua đê
có xem xét tới các yếu tố thủy động lực, nền, kết cấu, khớp nối, cửa van, các
nguyên nhân do thiết kế, thi công, quản lý khai thác (bao gồm các nguyên nhân
gián tiếp gây sự cố cống qua đê do mạch động, xói ngầm ở nền và mang cống, biến
dạng cấu trúc nền nền, hư hỏng khớp nối, hư hỏng kết cấu và hư hỏng cửa van và
thiết bị đóng mở và các nguyên nhân trực tiếp phát sinh cố cống qua đê đã được
phân tích, đánh giá chi tiết.
Tổng hợp, phân tích được các biện pháp xử lý đã được áp dụng và bài học
kinh nghiệm ngăn ngừa, xử lý sự cố cống qua đê. Cụ thể, đối với công tác khảo
sát, bên cạnh việc thực hiện công tác khảo sát theo đúng quy mô, nhiệm vụ và đề
cương được phê duyệt (đảm bảo đủ các công tác khảo sát địa hình, địa chất, khí
tượng, thủy văn, địa chất-thủy văn công trình) thì cần chú ý thêm các nhiệm vụ
khảo sát khác như tham vấn cộng đồng và khảo sát xã hội; công nghệ và kỹ thuật
khảo sát hiện đại; phối hợp đa ngành; đối với công tác thiết kế, khi sự cố
thấm, xói ngầm đã xảy ra đối với đê và cống qua đê thì tùy thuộc vào tình hình
thực tế để có giải pháp xử lý, nhưng nguyên tắc chung là trước hết áp dụng ngay
các giải pháp xử lý khẩn cấp như đắp đê quai, giảm chênh lệch mực nước thượng
hạ lưu để ngăn ngừa sự phát triển; đối với công tác thi công và quản lý vận
hành, cần tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, đảm bảo chất lượng, thi công đúng quy
trình, chủ động tổ chức tuần tra, canh gác ở những vị trí xung yếu và khi có sự
cố cần phát hiện, báo ngay cho các cơ quan liên quan để cùng giải quyết. Từ đó,
đề xuất được các giải pháp công nghệ xử lý sự cố gây ra bởi các nguyên nhân:
thủy động lực (thấm, mạch động, lưu tốc…), xói ngầm đáy cống, xói mang cống, hư
hỏng khớp nối,…và quy trình xử lý sự cố theo từng loại nguyên nhân nêu trên.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và
PTNT - DT20247769-74/GGN24-09-144)