Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động theo yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng
Tổ chức chủ trì: Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Lệ Hoa
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Thúy An, TS. Phạm Thị
Ngọc Linh, ThS. Phan Thị Thu Hà, ThS. Cao Đức Sơn, ThS. Nguyễn Chí Trung, ThS.
Trần Thị Thủy, CN. Nguyễn Thu Dương, CN. Lê Thu Hiền
Thời gian thực hiện: 2023-2024
Kinh phí thực hiện: 400 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 2652/QD-BNN-KHCN ngày
07 tháng 02 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 15 tháng 8
năm 2024 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu đã thể hiện
rõ bối cảnh cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới, giai đoạn của nền
nông nghiệp hiện đại, bền vững. Cụ thể là về cơ sở lý luận về giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch lao động theo yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đã luận giải được
những khái niệm cơ bản như lao động nông nghiệp, chuyển dịch lao động nông nghiệp,
cơ cấu lại ngành nông nghiệp và yêu cầu đặt ra đối với chuyển dịch lao động,
yêu cầu cơ cấu lại của một vùng kinh tế gắn với đặc thù vùng; cũng như cơ sở lý
luận về giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao dộng theo yêu cầu cơ cấu lại ngành
nông nghiệp gồm các nhóm giải pháp đẩy những giải pháp tạo động lực thúc đẩy
người lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và các nhóm giải pháp kéo thu
hút người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp; về thực trạng chuyển dịch lao
động vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), cho thấy lực lượng lao động nông nghiệp của
vùng ĐBSH có sự chuyến biến mạnh mẽ, lao động rút ra khỏi nông nghiệp nhanh đã
có tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của vùng; về thực trạng các giải
pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động theo yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp
vùng ĐBSH giai đoạn 2015-2022, đã mô tả tình hình thực hiện các nhóm giải pháp
đẩy- kéo lao động nông nghiệp trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2015-2022 của vùng ĐBSH.
Từ các kết quả phân
tích, đã đề xuất định hướng giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch lao động theo yêu
cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới. Ngoài ra, đã đề
xuất các nhóm giải pháp đẩy như ủy ban nhân dân từng tỉnh chỉ đạo công tác rà
soát, hoàn thiện việc thực thi các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, công tác
tuyên truyền nêu gương các mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, đẩy mạnh hợp tác,
liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại,
gia trại sản xuất nông nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho lao động nông
nghiệp theo yêu cầu của cơ cấu lại ngành nông nghiệp toàn vùng. Đồng thời, đề
xuất các nhóm giải pháp kéo nhằm thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp của
vùng như ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp, hợp tác, tổ hợp tác, trang trại, gia trại vay vốn tín dụng, liên kết hợp
tác sản xuất- chế biến- tiêu thụ, chính sách hỗ trợ về đất đai nhằm chuyển đổi
sản xuất, phát triển chế biến và dịch vụ sản xuất nông sản.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và
PTNT - DT20247775-76/GGN24-10-146)