Tên đề tài: Nghiên cứu hiện tượng nứt đê và giải pháp nâng cấp, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn cho đê khi kết hợp đường giao thông
Tổ
chức chủ trì: Viện Thủy công- Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam
Cơ
quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ
nhiệm đề tài: PGS.TS.
Phùng Vĩnh An
Các cá nhân tham gia đề tài: GS.TS.
Nguyễn Quốc Dũng, ThS. Tô Quang Trung, TS. Phan Trường Giang, TS. Nguyễn Châu
Lân, PGS.TS. Đỗ Minh Toàn, ThS. Nguyễn Đình Hải, TS. Vũ Ngọc Bình, TS. Đỗ Thế
Quynh, ThS. Trần Quốc Lĩnh
Thời gian thực hiện: 2018-2020
Kinh
phí thực hiện: 3.350 triệu
đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 4520/QĐ-BNN-PCTT ngày 22 tháng 11
năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm
thu: ngày 28 tháng 11 năm
2022 tại Hà Nội
Kết
quả nghiên cứu:
Đề
tài đã tiến hành công tác điều tra thực địa, thu thập tài liệu, tổng kết sự cố
lún nứt đê có kết hợp làm đường giao thông trọng điểm. Kết quả điều tra thực địa
cho thấy, nhiều đoạn đê được cứng hóa mặt đê với mục đích ban đầu chỉ là cho việc
đi lại thuận tiện, tuy nhiên thực tế thì trong số những đoạn đê này, có nhiều
đoạn có lưu lượng, trọng tải còn vượt cả đoạn trọng điểm. Đề tài cũng đã lựa chọn
và xây dựng cơ sở dữ liệu cho 10 đoạn đê sông kết hợp với giao thông có sự cố
lún nứt.
Nghiên
cứu đã phát hiện cơ chế gây nứt đê sông qua các quan sát trên hiện trường và
các thí nghiệm trong phòng. Đồng thời đã phân tích, đánh giá được các yếu tố ảnh
hưởng đến hiện tượng lún nứt mặt đê thông qua việc nghiên cứu trên công trình
điển hình về lún nứt mặt đê sông, trên cơ sở điều tra thực địa, khoan lấy mẫu
thí nghiệm, kết hợp với các số liệu thu thập sự cố đã xảy ra trong lịch sử.
Nghiên
cứu đề xuất giải pháp thiết kế để nâng cấp đê đảm bảo an toàn chống lũ ở cấp
thiết kế, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn đường giao thông kết hợp, dựa trên các
tiêu chí kỹ thuật do đề tài đề xuất. Ngoài ra, đã nghiên cứu đề xuất các giải
pháp xử lý hư hỏng mặt đường trên đê, trong đó chú trọng đến các công nghệ sửa
chữa hư hỏng mặt đê kết hợp với giao thông có quy mô lớn, và đề xuất loại móng
mới thay thế móng truyền thống trong lĩnh vực giao thông, đảm bảo khả năng vừa
là đê, vừa là đường. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp xử lý nền đê, thân đê
hiện trạng bằng các giải pháp khoan phụt, lưới, đắp phản áp, v.v…theo hướng hạn
chế thấp nhất việc đào, đắp lại thân đê. Đồng thời cũng đề xuất các giải pháp
phù hợp để thay thế lớp móng đường (trên đê) vốn được cấu tạo bằng các lớp đá cấp
phối, không có khả năng chống thấm cho đê sông. Qua đó, đã xây dựng các thiết kế
điển hình cho các trường hợp nêu trên, làm cơ sở cho việc ứng dụng thực tế.
Đề
tài đã xây dựng mô hình thử nghiệm xử lý lún, nứt cho 01 đoạn đê nằm trên tuyến
đê cấp I, tại vị trí K129+550 đến K129+625 đê Hữu Hồng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam. Các thông số chính công trình bao gồm, chiều dài 75 m, chiều rộng mặt B=5
m; độ dốc 2 phía i = 2%; lớp áo đường bằng bê tông xi măng 300 kết hợp lưới cốt
sợi thủy tinh cường độ kéo 100 kN/m, chiều dàyháo = 20cm; Móng đường bằng đất tại
chỗ trộn xi măng 20%, chiều dày hmong = 40cm; Xử lý đáy móng đường bằng đất tại
chỗ trộn xi măng 20% trong các rãnh hào kích thước 50x120cm.
Đề
tài đã xây dựng Tiêu chuẩn kỹ thuật (nay là Tiêu chuẩn cơ sở TCCS) phục vụ cho
mục tiêu kết hợp đê với đường giao thông. Nội dung của TCCS được tập hợp từ các
nội dung nhỏ của đề tài và mô hình thử nghiệm. Phạm vi của tiêu chuẩn bao gồm:
(1) Xây dựng đê mới; (2) Nâng cấp mở rộng đê cũ kết hợp làm đường giao thông;
(3) Sữa chữa đê hiện trạng, có kết hợp giao thông đã bị hư hỏng.
(Nguồn:
Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20236723-24/GGN 23-01-001)