Nghiên cứu nguy cơ dịch hại và biện pháp kiểm soát lúa cỏ (Oryza spp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long
03/05/24 08:24AM
Chủ đề: Bảo vệ thực vật

Tên đề tài: Nghiên cứu nguy cơ dịch hại và biện pháp kiểm soát lúa cỏ (Oryza spp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tổ chức chủ trì: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thế Cường

 Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Đặng Minh Tâm, TSKH Nguyễn Thúy Kiều Tiên, TS. Hồ Lệ Thi, ThS. Trần Thị Anh Thư, ThS. Nguyễn Ngọc Nam, ThS. Đồng Thanh Liêm, KS. Hồ Thị Huỳnh Như, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hân, ThS. Võ Thị Kiều Trang

 Thời gian thực hiện: 2020-2022

Kinh phí thực hiện: 400 triệu đồng

 Cấp phê duyệt: Quyết định số 795/QĐ-KHNN-KH ngày 22 tháng 9 năm 2022của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 27 tháng 9 năm 2022tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra và phỏng vấn 120 nông dân trên tổng diện tích đất canh tác 317,76 ha ở 6 huyện thuộc 3 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, Hậu Giang và Kiên Giang cho thấy: lúa có hiện diện trong cả 3 vụ lúa trong năm và trên hầu hết các ruộng lúa và xuất hiện nhiều trong vụ Xuân Hè và Hè Thu hơn so với vụ Đông Xuân do thiếu nước tưới đầu vụ; đa số người nông dân được phỏng vấn cho thấy biết nhận diện và có kiến thức về dịch hại lúa cỏ; nguyên nhân chính lấy lan lúa cỏ là do mua bán và trao đổi giống lúa kém chất lượng, gia tăng tỷ lệ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp và gia tăng số vụ sản xuất lúa.

Kết quả khảo sát và thu thập mẫu lúa cỏ; phân tích, đánh giá và phân loại các dòng lúa cỏ để chọn lọc xây dựng tiêu bản các dòng lúa cỏ đặc trưng; cụ thể như sau: có ít nhất 28 dòng lúa cỏ được chọn lọc từ 248 mẫu lúa cỏ thu thập cho thấy sự đa dạng của lúa cỏ về hình thái so với thời điểm mới phát hiện lúa cỏ đầu thập kỷ 1990; sự đa dạng các dòng lúa cỏ cho thấy sự tiến hóa thích nghi của chúng trong điều kiện canh tác thâm canh và biến đổi khí hậu.

 Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng gây thiệt hại về năng suất lúa của một số dòng lúa cỏ ở các mức độ lây nhiễm nhân tạo khác nhau cho thấy: các mật độ lúa cỏ lây nhiễm nhân tạo khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến các thành phần năng suất và năng suất của lúa trồng; có sự tương quan chặt giữa mật số lúa cỏ và tỷ lệ thất thu năng suất do lúa cỏ gây ra, mật số lúa cỏ ở 100 hạt /m2 làm thất thu tới 60% năng suất lúa trồng.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226720/GGN 22-11-126)