Nghiên cứu sàng lọc nguồn vật liệu ngô nếp bản địa chất lượng ngon, chống chịu tốt phục vụ công tác tạo giống ngô nếp laii
04/09/24 08:10AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu sàng lọc nguồn vật liệu ngô nếp bản địa chất lượng ngon, chống chịu tốt phục vụ công tác tạo giống ngô nếp lai

Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Ngô

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Trường

 Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Tạ Thị Thùy Dung, ThS. Nguyễn Phúc Quyết, TS. Ngô Thị Minh Tâm, KS. Nguyễn Thị Ánh Thu, ThS. Đỗ Thị Vân, KS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, ThS. Bùi Đức Hải, KS. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, TS. Ngô Thị Hồng Tươi

 Thời gian thực hiện: 2021-2022

Kinh phí thực hiện: 400 triệu đồng

 Cấp phê duyệt: Quyết định số 51/QĐ-KHNN-KH ngày 14 tháng 02 năm 2023 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

 Nghiệm thu: ngày 22 tháng 02 năm 2023 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá mô tả chi tiết được đặc điểm về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất hạt khô và chất lượng ăn tươi của 74 nguồn vật liệu ngô nếp bản địa. Các giống đa số có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín sớm đến trung bình (99 - 107 ngày), có các đặc điểm hình thái đa dạng, chống chịu tốt đến khá với các bất thuận của môi trường. Đồng thời, đề tài cũng đã nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền và tạo dòng từ 34 nguồn vật liệu ngô nếp bản địa ưu tú, kết quả đề tài đã tạo được 3 dòng nếp thế hệ S3 bằng phương pháp tự phối là QT52.S3, QT62.S3 và QT80.S3 có năng suất hạt khô đạt từ 17,4 - 20,1 tạ/ha, có chất lượng ngon, hàm lượng amylopectin đạt 96,87 - 97,16 %, có khả năng kết hợp chung cao về năng suất bắp tươi, chống chịu bệnh đốm lá lớn tốt (điểm 2), các dòng thế hệ S3 này sẽ được tiếp tục làm thuần sử dụng cho nghiên cứu chọn tạo các giống ngô nếp lai trong thời gian tới.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20236816/GGN 23-03-038)