HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang trực tuyến: 131
  • Tổng lượt truy cập: 12.574.014
Nghiên cứu sử dụng các loài nấm đối kháng để kiểm soát Phytophthora spp. gây bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi ở vùng miền núi phía Bắc
20/11/23 09:31AM
Chủ đề: Bảo vệ thực vật

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu sử dụng các loài nấm đối kháng để kiểm soát Phytophthora spp. gây bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi ở vùng miền núi phía Bắc

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phùng Mạnh Hùng

Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Hán Thị Hồng Xuân; ThS. Trần Anh Ngọc; ThS. Hà Quang Thưởng; ThS. Đỗ Hải Long; ThS. Đỗ Thế Việt; KS. Đỗ Quốc Huy

Thời gian thực hiện: 2020-2021

Kinh phí thực hiện: 400 triệu đồng

Cấp phê duyệt: Quyết định số 960/QĐ-KHNN-KH ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Nghiệm thu: ngày 20 tháng 01 năm 2022 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã điều tra, đánh giá tình hình gây hại của bệnh thối gốc, thối rễ do Phytophthora spp. trên cây ăn quả có múi tại 6 xã thuộc các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang. Thử nghiệm và chọn lọc các chủng nấm đối kháng để phòng trừ Phytophthora spp. gây bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi khu vực nghiên cứu đã phân lập được 06 chủng Phytophthora spp. là tác nhân gây bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi tại một số vùng sản xuất tập chung ở Vùng miền núi phía Bắc. Kết quả định danh cho thấy chúng thuộc 02 loài P. palmivora và P. nicotianae. Sự gây hại của P. palmivora trên cây ăn quả có múi là một phát hiện mới ở Việt Nam.

Nghiên cứu cho thấy trong điều kiện in vitro, 03 chủng nấm C. globosum H01, C. lucknowense H02, C. cupreum C03 cho hiệu quả ức chế sự sinh trưởng tản nấm của 02 loài P. palmivora và P. nicotianae gây bệnh thối rễ, thối gốc cây có múi từ 50,61 – 75,03%, cao hơn so với chủng Trichoderma sp. (đạt 41,56 – 49,33%). Cả 03 chủng Chaetomium đều ký sinh, gây mục rữa sợi nấm cuả P. palmivora và P. nicotianae và giảm từ 92,25 – 99,04% lượng bào tử của P. plamivora, sau 30 ngày nuôi cấy.

Trong điều kiện nhà lưới, khi các chủng nấm đối kháng và nấm gây bệnh được đồng thời lây nhiễm vào giá thể (trồng cây) vô trùng, 03 chủng nấm C. globosum H01, C. lucknowense H02 và C. cupreum C03 cho hiệu quả kiểm soát bệnh thối rễ trên cây bưởi 3 tháng tuổi do P. palmivora và P. nicotianae đạt từ 70,8 – 78, cao hơn so với chủng Trichoderma sp. H03 (đạt 38,89 – 49,41%). Trong trường hợp sử dụng hỗn hợp cả 04 chủng nấm đối kháng có thể cho hiệu quả kiểm soát bệnh từ 79,05 – 88,89%.

(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226395/GGN 22-03-033) 
TRANG CHỦ