Tên đề
tài: Nghiên cứu tác nhân
gây đốm trắng nội tạng cá nheo mỹ nuôi lồng và biện pháp phòng trị
Tổ chức chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Đình Hoài
Các cá nhân tham gia đề tài: PGS.TS. Kim Văn Vạn, ThS. Vũ Đức Mạnh, ThS. Đoàn Thị
Nhinh, TS. Đoàn Thanh Loan, ThS. Nguyễn Công Thiết, ThS. Nguyễn Thị Dung, ThS.
Trần Thị Trinh, ThS. Mai Văn Tùng
Thời
gian thực hiện: 2021-2022
Kinh phí thực hiện: 4.200 triệu đồng
Cấp phê
duyệt: Quyết định số 525/QĐ-HVN
ngày 06 tháng 02 năm 2023 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiệm thu: ngày 18 tháng 02 năm 2023 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Nhiệm vụ đã điều tra
270 hộ nuôi cá nheo mỹ trong lồng tại 9 tỉnh/thành phố đại diện cho khu vực
phía Bắc, nơi có hệ thống nuôi cá nheo mỹ trong lồng trên sông (tại Hà Nam, Hà
Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ) và trên hồ chứa (tại Hòa Bình, Yên Bái,
Tuyên Quang, Sơn La). Kết quả cho thấy đây đều là những khu vực đang còn nhiều
tiềm năng phát triển nuôi cá lồng nói chung và nuôi cá nheo mỹ trong lồng nói
riêng. Qua kiểm tra nội, ngoại ký sinh trùng ký sinh trên 150 mẫu cá nheo mỹ
thu thập được, kết quả cho thấy ở cả hệ thống nuôi trên sông và trên hồ chứa,
cá nheo mỹ đều nhiễm các loại ký sinh trùng (trùng bánh xe, sán lá, trùng quả
dưa, rận cá) với tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm khác nhau. Đồng thời cũng xác định
được tác nhân gây ra các đốm trắng nội tạng cá nheo mỹ là ấu trùng metaceraciae
của sán lá Dollfustrema bagarii thông qua làm tiêu bản xác định hình thái khóa
phân loại và giải trình tự ge 28S rDNA (1264bp và 1261 bp). Các triệu chứng, bệnh
tích đại thể và bệnh tích vi thể của bệnh đốm trắng nội tạng được tổng hợp lại
thành dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh. Bên cạnh đó, nhiệm vụ cũng xác định
được các vi khuẩn gây bệnh khác đóng vai trò là tác nhân cơ hội đã thâm nhập vào
cơ thể cá và có ảnh hưởng trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh cũng như gây khó
khăn trong việc nhận biết và điều trị bệnh.
Nhiệm vụ theo dõi
công tác phòng bệnh được thực hiện tại 6 lồng nuôi tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Yên
bái cho thấy sử dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp giúp giảm thiểu nguy cơ
mắc bệnh trên cá nheo mỹ nuôi lồng, phác đồ Praziquantel (20mg/kg/cá/ngày trong
3 ngày), Ivermectin (0,25 mg/kg/cá/ngày) cho ăn định kỳ 1 đợt/tháng đã giảm tỉ
lệ nhiễm và cường độ nhiễm. Theo dõi điều trị bệnh với 12 lồng nuôi cá nheo mỹ
bị nhiễm bệnh đốm trắng nội tạng tại 4 địa điểm khác nhau để điều trị sớm làm
giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20236951-52/GGN 23-07-088)