Nghiên cứu thực trạng độ phì nhiêu và giải pháp sử dụng hợp lý đất xám bạc màu vùng Đông Nam Bộ
17/10/24 04:35PM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng độ phì nhiêu và giải pháp sử dụng hợp lý đất xám bạc màu vùng Đông Nam Bộ

Tổ chức chủ trì: Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Đạo

Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Vũ Mạnh Quyết, TS. Nguyễn Quang Hải, ThS. Bùi Bích Lương, ThS. Lê Thị Mỹ Hảo, ThS. Phạm Đức Thụ, ThS. Nguyễn Toàn Thắng, KS. Nguyễn Thị Thúy Nga, ThS. Đỗ Thị Thanh Trúc, TS. Trần Công Khanh

 Thời gian thực hiện: 2020-2022

Kinh phí thực hiện: 3.200 triệu đồng

 Cấp phê duyệt: Quyết định số 1532/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 4 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Nghiệm thu: ngày 26 tháng 4 năm 2023 tại Hà Nội

Kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy tổng diện tích đất xám bạc màu hiện nay là 549.650,65 ha, bao gồm 5 đơn vị đất gồm đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X) chiếm diện lớn nhất 76,49% , đất xám bạc màu glây (Xg) chiếm 11,31%, đất xám bạc màu có tầng loang lổ (Xf) chiếm 7,68%, đất xám bạc màu trên macma axít (Xa) chiếm 3,55%, đất xám bạc màu trên phù sa cổ có kết von (Xk) chiếm 0,97%. Đất xám bạc màu vùng Đông Nam Bộ có thành phần cơ giới từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Bản đồ độ phì nhiêu đất xám bạc màu các tỉnh được xây dựng ở tỷ lệ 1/50.000 và tổng hợp toàn vùng Đông Nam Bộ ở tỉ lệ 1/250.000.

Xác định yếu tố hạn chế của đất xám bạc màu đối với các cây trồng chủ lực như cây hồ tiêu, cây điều, cây sắn, cây mía, cây lúa, cây rau và cây bưởi. Trình bày kết quả đánh giá các chỉ tiêu vi sinh vật đối với vườn trồng hồ tiêu. Lên phương án đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với chất lượng đất xam bạc màu vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng đất xám bạc màu vùng Đông Nam Bộ. Trình bày mô hình xây đựng điểm trình diễn áp dụng các giải pháp kỹ thuật đối với các loại cây trồng chủ lực đã được thực hiện cho 7 cây trồng chủ lực: hồ tiêu, điều, bưởi, lúa, mía, sắn, khổ qua với kết quả sản xuất các mô hình đã đạt hiệu quả sản xuất tăng từ 15,6 - 32,3% so với đối chứng

 (Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20236964-67/GGN 23-07-093)