Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu tình hình nhiễm, bệnh lý lâm sàng bệnh do đơn bào (Plasmodium, Trichomonas) gây ra ở gà tại tỉnh Khánh Hòa
Tổ chức chủ trì: Phân viện Thú y miền Trung, Viện Thú y
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Thoại
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Đức Tân, TS. Huỳnh Vũ Vỹ, ThS.
Lê Hứa Ngọc Lực, ThS. Lê Đức Quyết
Thời gian thực hiện: 2023-2024
Kinh phí thực hiện: 350 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 2777/QĐ-BNN-KHCN ngày
09 tháng 8 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 16 tháng 8
năm 2024 tại Khánh Hòa
Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ nhiễm đơn bào đường máu do Plasmodium spp. gây ra ở gà tại tỉnh Khánh
Hòa là 21,1%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh, thành
phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa lần lượt là 18,9%; 29,3%, 19,9% và 17,1%. Đơn
bào ký sinh trong hồng cầu, các giao tử phát triển đầy đủ có hình tròn, hình bầu
dục, hình dạng không đều, đôi khi có hình bầu dục thon dài; kích thước của
chúng không vƣợt quá nhân của hồng cầu bị bệnh.
Tỷ lệ nhiễm đơn bào đường tiêu hóa do Trichomonas spp. gây ra ở gà tại
tỉnh Khánh Hòa là 22,6%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở huyện Diên Khánh, huyện Khánh
Vĩnh, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa lần lượt là 20,8%; 27,9%; 22,3% và 19,8%.
Bệnh đơn bào đường tiêu hóa Trichomonas ở gà do loài T. gallinae gây ra. Đơn
bào có hình oval, hình cầu hoặc hình bầu dục, kích thƣớc khoảng 5,0-19,5 μm x
4,0- 8,5 μm (dài x rộng), phần đầu có 4 roi và có màng nhấp nhô.
Gà bị bệnh đơn bào đường máu (Plasmodium) với các biểu hiện bệnh
lý đặc trưng như: mào tím tái, mắt nhiều dữ, đầu sƣng, da nhợt nhạt và xuất huyết,
gan xuất huyết chấm đinh ghim, lách sưng to. Gà bị bệnh đơn bào đường tiêu hóa
(Trichomonas) với các biểu hiện bệnh lý đặc trưng như: các tổn thương tập
trung ở phần trên đường tiêu hóa (ở miệng, hầu họng và phía trên thực quản), gà
khó ăn, khó nuốt, khó thở và miệng chứa nhiều dịch tiết. Miệng, hầu họng, thực
quản bị viêm, có các u hạt và có nhiều mảng bám màu vàng.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT - DT20247754-56/GGN24-08-137)