- Tài liệu số (58,912)
- Sách, chuyên khảo, t.tập (28,705)
- Kết quả NCKH (9,422)
- Công bố KHCN (53,483)
- Ấn phẩm định kỳ (349)
- Bản đồ, bản vẽ (72)
- Tài liệu khác (29)
-
Hotline 2: 024 37245429
-
Hotline 1: 0912299556
-
Email: thuvien@mard.gov.vn
- Đang trực tuyến: 83
- Tổng lượt truy cập: 11.712.269
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học trong chọn tạo giống lúa chịu mặn ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tổ chức chủ trì: Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thúy Kiều Tiên
Các cá nhân tham gia
nhiệm vụ: PGS.TS.Lê Hùng
Lĩnh; ThS.Nguyễn Khắc Thắng; TS.Trần Ngọc Thạch; TS. Khuất Thị Mai Lương; TS.
Đỗ Đức Tuyến; ThS. Phòng Ngọc Hải Triều; TS. Nguyễn Thanh Quân; GS.TS. Lê Huy
Hàm; TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Thời gian thực hiện: 07/2017-12/2020
Kinh phí thực hiện: 8.200 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 5254/QĐ-BNN-KHCN ngày 24
tháng 12 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 10 tháng 01 năm 2021 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Đề tài thu thập và đánh giá tính
chống chịu mặn tổng cộng 293 dòng/giống lúa. Xác định được hai giống lúa sử
dụng để xây dựng bản đồ QTL quy định trạng chịu mặn là Bắc Việt thực hiện tại
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và VN193 thực hiện tại Viện di truyền Nông
nghiệp. Nghiên cứu cho thấy hai quần thể lập bản đồ QTL được phát triển là
OM4900* 2/Bắc Việt và Hương Việt*2/VN193, hai bản đồ liên kết tính trạng chịu
mặn có nguồn gốc từ hai giống Bắc Việt và VN193 được xây dựng với từ 10 chỉ thị
liên kết chặt với tính trạng chống chịu mặn
Đề tài xây dựng 01 quy trình chọn
giống sử dụng chỉ thị liên kết với tính trạng mục tiêu nhằm cải thiện khả năng
chống chịu mặn giai đoạn mạ của cây lúa từ QTL Saltol; 01 quy trình chọn giống
sử dụng các chỉ thị phân tử liên kết với gen chịu mặn mới. Hai giống lúa mới
OM89 và SHPT15 đã hoàn thiện khảo nghiệm VCU. Ba dòng triển vọng chịu mặn 6‰ có
hàm lượng amylose nhỏ hơn 20% tham gia vào mạng lưới khảo nghiệm VCU tại các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có biểu hiện phẩm chất tốt và năng
suất cao hơn giống đối chứng Nàng Hoa 9 là OM44, OM24, OM3. 12 dòng lúa biểu
hiện chịu mặn tốt ở độ mặn 6‰ và có hàm lượng amylose thấp hơn 20%. Năm dòng tích hợp đa gen chịu mặn từ giống
VN193 có nguồn gốc từ Viện Di truyền Nông nghiệp. Xây dựng quy trình kỹ thuật
canh tác cho giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc. Xây dựng mô hình trình
diễn trên giống lúa SHPT15 tại phía Bắc với quy mô 30ha mang lại hiệu quả kinh
tế 7.475.000 đồng/ha khi so sánh với giống lúa Bắc Thơm 7.
(Nguồn: Thư viện Bộ
Nông nghiệp và PTNT-(22-12-004))
-
Phát triển mô hình thâm canh đậu tương ĐT 26 trên đất lúa Hà Nội (17/05/23 09:07AM)
-
Phân lập thiết kế gen kháng sâu tạo giống đậu tương biến đổi gen (15/05/23 08:16AM)