Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng phức hệ nano-biofilm từ vi sinh vật và vi tảo để xử lý nước thải giàu hữu cơ dễ hòa tan và kim loại nặng: Thí điểm với chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
Tổ
chức chủ trì: Đại học Thủy lợi
Cơ
quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ
nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Cúc
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: GS.TS.
Đặng Diễm Hồng, TS. Hà Thị Hiền, TS. Lê Thị Nhi Công, TS. Lưu Thị Tâm, ThS.
Nguyễn Thị Hợp, TS. Ngô Thị Hoài Thu, KS. Hoàng Thị Lan, CN. Phạm Thị Vân Anh,
ThS. Nguyễn Thị Kim Thu
Thời gian thực hiện: 2021-2022
Kinh
phí thực hiện: 495 triệu
đồng
Cấp
phê duyệt: Quyết định số 1062/QĐ-ĐHTL ngày 06 tháng 7 năm
2022 của Đại học Thủy lợi
Nghiệm
thu: ngày 04 tháng 8 năm
2022 tại Hà Nội
Kết
quả nghiên cứu:
Nghiên
cứu thực hiện thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp về chất lượng nước
trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Bên cạnh đó, thực hiện thu mẫu nước 01 lần
tại một số điểm trên toàn hệ thống và thu mẫu 04 lần tại 03 địa điểm thuộc địa
bàn tỉnh Hải Dương phục vụ nghiên cứu chi tiết của đề tài. Kết quả phân tích
cho thấy có tới 80% số vị trí quan tắc có các thông số hóa lý, vi sinh của nhóm
ô nhiễm hữu cơ dễ hòa tan như BOD5, COD, NO2-,
PO43- vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) ở mức nhỏ hơn 5 lần
thuộc nguồn nước bị ô nhiễm; thông số NH4+ mức vượt QCVN
lớn hơn 10 lần (thuộc nguồn nước ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng) chiếm tỷ trọng
cao. Nhóm ion kim loại nặng cho thấy mức độ ô nhiễm từ 2 đến 20 lần mức QCVN.
Đề
tài tiến hành phân lập các chủng vi sinh vật và vi tảo có khả năng xử lý nguồn nước
giàu chất hữu cơ dễ hòa tan. Nghiên cứu đã xác định được 03 chủng vi sinh vật
HY1: Bacillus sp1., HY2: Aeromonas sp1., và HY3: Pseudomonas sp1.) và 03 chủng vi tảo (Chlorella sp1., Scenedesmus sp1, và Spirulina
Sp1.). Các chủng vi sinh vật và vi
tảo sau khi được phân lập, xác định điều kiện và môi trường nhân nuôi tối ưu. Bên
cạnh quy trình nhân nuôi các chủng sinh vật này, quy trình tạo màng biofilm của
các chủng vi sinh vật và vi tảo được nghiên cứu và đánh giá. Khả năng tạo
biofilm củ đa chủng (kết hợp của 2 chủng hay của 3 chủng đã được xác định khả năng
tạo biofilm. Tuy nhiên, tổ hợp 2 loài Chlorella
sp1.+ Scenedesmus sp1 có khả năng
tạo biofilm tốt nhất so với các tổ hợp vi tảo khác.
Đề tài
đã nghiên cứu và tổng hợp vật liệu nano Fe-Mn/AC các đặc trưng tính chất của vật
liệu cũng như khả năng hấp phụ xử lý chì và cadimi đã được chứng minh. Kết quả
chỉ ra rằng vật liệu vật liệu nano Fe-Mn/AC tổng hợp được có kích thước
<50nm với diện tích và bề mặt riêng lớn 150cm2.g-1. Nghiên
cứu đã xây dựng các công thức phối kết hợp giữa các vật liệu và các chủng vi
sinh vật, vi tảo theo 7 công thức để xác định mô hình. Mô hình xử lý nguồn nước
giàu chất hữu cơ dễ hòa tan và kim loại nặng gồm 02 phần thực hiện kế tiếp
nhau.
Nghiên
cứu đã tiến hành đánh giá khả năng hấp phụ Pb2+ và Cd2+ bằng
vật liệu nano Fe-Mn/AC. Phần xử lý ô nhiễm chất hữu cơ hòa tan tối ưu nhất
trong các công thức thí nghiệm là công thức CT4 gồm: nước thải + vi sinh vật +
vi tảo + vật liệu nano Fe-Mn/AC than hoạt tính. Biofilm được tạo thành từ tổ hợp
Chlorella sp. 1 + Scenedesmus sp. và 3 chủng vi sinh vật (Bacillus sp1.
Aeromonas sp1 và Pseudomonas sp1) đã được gắn trên chất mang bước đầu cho hiệu
quả xử lý BOD5, Nito tổng số và Phốt pho tổng số sau 6 ngày đạt cao
nhất so với các công thức còn lại.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT- DT20226719/GGN
22-11-125)