Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng polyme sinh học phát triển thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đào Bách Khoa
Các cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Bá Huy, TS. Nguyễn Văn Liêm,
TS. Lê Đăng Quang, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân, KS. Hoàng Thị Ngân, ThS. Bùi Xuân
Thắng, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, ThS. Nguyễn Phạm Thu Huyền, KS. Nguyễn Anh
Nam, ThS. Đào Hải Long, ThS. Nguyễn Văn Xiêm, KS. Nguyễn Minh Hoàn, KS. Quyền
Ngọc Dung
Thời gian thực hiện: 2020-2022
Kinh phí thực hiện: 3.300 triệu đồng
Cấp phê duyệt: Quyết định số 1459/QĐ-BNN-KHCN ngày
28 tháng 05 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nghiệm thu: ngày 04 tháng 6
năm 2024 tại Hà Nội
Kết quả nghiên cứu:
Nhiệm vụ đã sản xuất được
03 polyme sinh học (polyme vi nhũ, polyme chitosan và polyme alginate), bọc được
hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (pyrethrin, matrine, capsaicin), 10 lít/sản phẩm,
tăng thời gian lên 4 lần và đạt 24 tháng bảo quản, hiệu lực sinh học tăng 17,24
- 18,66% phòng trừ nhện đỏ hại chè, nhện đỏ hại cam và sâu tơ. Xây dựng quy
trình sản xuất chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học chứa polyme sinh
học; tên sản phẩm CASAI 1CS chứa hoạt chất capsaicin chiết từ quả ớt, bọc
polyme axit alginic chiết từ rong mơ, ở dạng huyền phù viên nang (capsule
suspension, CS); được công nhận theo Quyết định số 617/QĐ-BVTVKH&HTQT ngày
17/11/2023 của Viện Bảo vệ thực vật.
Hoàn thành sản xuất được 10 lít chế phẩm thuốc BVTV sinh học (CASAI
1CS) chứa polyme sinh học, đạt hiệu lực sinh học từ 71-77% đối với nhện đỏ nâu
hại chè, nhện đỏ hại cam và sâu tơ hại rau cải, khi pha nồng độ 0,25 – 0,375%.
Chế phẩm đã được công nhận thuốc BVTV mới ở Việt Nam theo Quyết định số
646/QĐ-BVTV-QLT ngày 21/3/2024 của Cục Bảo vệ thực vật. Xây dựng và công nhận
được 03 quy trình sử dụng chế phẩm thuốc BVTV (CASAI 1CS) chứa polyme sinh học;
theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, 1 ha/mô hình, đạt hiệu lực phòng trừ
lớn hơn 72%, tế tăng hiệu quả kinh tế 18,7% (năm 2022) và 19% (năm 2023) so với
ngoài mô hình phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè, nhện đỏ hại cam và sâu tơ hại rau
cải; theo Quyết định số 617/QĐ-BVTV-KH&HTQT ngày 17/11/2023 của Viện Bảo vệ
thực vật.
(Nguồn: Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT - DT20247768/GGN24-09-142)