- Tài liệu số (58,231)
- Sách, chuyên khảo, t.tập (28,690)
- Kết quả NCKH (9,211)
- Công bố KHCN (53,404)
- Ấn phẩm định kỳ (349)
- Bản đồ, bản vẽ (72)
- Tài liệu khác (29)
-
Phòng đọc: 024 37245429
-
Ms Hậu: 0912299556
-
Email: thuvien@mard.gov.vn
- Đang trực tuyến: 41
- Tổng lượt truy cập: 11.580.846
Tên đề tài: Tái cấu trúc ngành chè theo hướng sản xuất chè hữu cơ (Mã số đề tài: 502.01-2018.13)
Tổ
chức chủ trì: Học viện
Nông nghiệp Việt Nam
Cơ
quan chủ quản: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ
nhiệm đề tài: TS. Tô Thế Nguyên
Các cá nhân tham gia đề tài: TS. Trần Thị Thu Hương; TS. Nguyễn Quốc
Oánh; TS. Bùi Thị Minh Hằng; TS. Nguyễn Thành Vũ; TS. Nguyễn Bích Hồng; TS.
Nguyễn Hồng Chỉnh
Thời
gian thực hiện: 2018-2020
Kinh
phí thực hiện: 821 triệu
đồng
Cấp
phê duyệt: Quyết định
số 86/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 27 tháng 12 năm 2020 của Quỹ Phát triển khoa học và
công nghệ Quốc gia
Nghiệm
thu: ngày 21 tháng 8 năm
2020 tại Hà Nội
Kết
quả nghiên cứu:
Dự
án đã khảo sát, đánh giá hiệu quả (kinh tế và kỹ thuật) của sản xuất chè truyền
thống và chè hữu cơ ở Việt Nam, tìm ra yếu tố tác động đến hiệu quả, do đó có
căn cứ giúp cải thiện năng suất chè để có thể hội nhập và nâng cao sức cạnh
tranh của chè Việt Nam. Đánh giá thực trạng xu hướng sản xuất hữu cơ của
sản xuất chè ở Việt Nam, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển đổi
đó, từ đó có các kiến nghị phù hợp cho các chính sách mà Chính phủ đang theo
đuổi.
Kết
quả nghiên cứu cho thấy các hộ
nông dân đang có xu hướng chuyển dần từ canh tác truyền thống sang canh tác chè
hữu cơ vì canh tác chè hữu cơ có nhiều thuận lợi hơn so với chè thường như giá
bán cao hơn, lợi nhuận cao hơn, chi phí thấp hơn, không sử dụng phân bón hóa học
và thuốc hóa học nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng. Nghiên cứu đã
đưa ra một số đề xuất: (1) do diện tích trồng chè nhiều thì hộ có xu hướng chuyển
một phần hoặc toàn bộ sang canh tác chè hữu cơ. Do vậy, chính quyền các cấp cần
phải tiếp tục chính sách như dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất chè hữu
cơ để phục vụ nhu cầu của người dân muốn chuyển từ canh tác chè thường sang
canh tác chè hữu cơ. (2) Canh tác chè hữu cơ cần hỗ trợ kỹ thuật và các hỗ trợ
khác cao hơn canh tác chè thường. Do vậy để mở rộng diện tích chè hữu cơ thì cần
phải tiếp tục các chính sách hỗ trợ như tập huấn, hỗ trợ đầu vào và hỗ trợ đầu
ra. (3) Canh tác chè hữu cơ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và trong tiêu thụ
hơn chè thường. Do vậy, cần có một số hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ chè hữu
cơ như hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, HTX và hội trồng chè
cũng cần phát huy vai trò của mình trong việc hỗ trợ thành viên trong sản xuất
và tiêu thụ chè hữu cơ. Cần phải xây dựng được các chuỗi giá trị bền vững cho
canh tác chè hữu cơ. HTX và hội trồng chè cần phát huy vai trò là người cầu nối
giữa hộ trồng chè hữu cơ và các tác nhân khác như doanh nghiệp chế biến chè.
(Nguồn: Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN số 11/2021-18200)