Ứng dụng đồng vị rơi lắng đánh giá xói mòn trên đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biết đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
10/01/25 08:29AM
Chủ đề: Trồng trọt

Tên đề tài: Ứng dụng đồng vị rơi lắng đánh giá xói mòn trên đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biết đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Đất, phân bón và Môi trường Tây Nguyên, Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trình Công Tư

 Các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Văn Bình; ThS. Hồ Công Trực; ThS. Nguyễn Thị Thúy; ThS. Lương Đức Trí; ThS. Trương Văn Bình; ThS. Nguyễn Thị Thảo Nhung; TS. Phan Sơn Hải; ThS. Phan Quang Trung; CN. Nguyễn Thị Hương Lan

 Thời gian thực hiện: 2019-2021

Kinh phí thực hiện: 707 triệu đồng

 Cấp phê duyệt: Quyết định số 250/QĐ-SKHCN ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Sở Khoa học va Công nghệ tỉnh Đắk Lắk     

 Nghiệm thu: ngày 21 tháng 12 năm 2021 tại Đắk Lắk

Kết quả nghiên cứu:

          Đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên địa hình dốc, chịu tác động của quá trình xói mòn do mưa. Trung bình lượng đất mất do xói mòn trong 57 năm (1963-2020) biến động 4,83-33.40 tấn/ha/năm, tùy thuộc vào độ dốc và thảm phủ. Thứ tự tăng dần mức độ xói mòn là: cà phê < cao su < ngô < sắn, trong đó độ dốc càng cao thì chênh lệch về mức độ xói mòn đất giữa các loại hình sử dụng càng ít.

Lượng đất mất ở năm hiện tại biến động 3,74-47,65 tấn/ha. Đất trồng cà phê có mức độ xói mòn hiện tại thấp hơn trung bình nhiều năm 0,51-2,71 tấn/ha, nhờ áp dụng tốt các biện pháp bảo vệ đất trong những năm gần đây. Tình trạng xảy ra ngược lại trên đất trồng cao su, ngô và sắn với các mức chênh lệch 1,82-9,06 tấn/ha, 2,09-13,48 tấn/ha và 9,27-14,25 tấn/ha, tương ứng từng loại cây, do thảm phủ trước đây là rừng nhưng hiện tại bị thay thế bằng các loại cây trồng có độ che phủ thấp hơn.

Trên đất dốc sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, tồn tại mối tương quan giữa mất tương đối Cs-137 (X) và lượng đất bị xói mòn (Y) theo phương trình Y = 38,015X1,0914, R² = 0,9299**.

Tạo bồn kết hợp xen lạc và muồng hoa vàng trên vườn cà phê là biện pháp bảo vệ đất tốt nhất là, làm giảm 27,9% mức độ xói mòn, tăng chu vi gốc, đường kính tán và số cặp cành cà phê tương ứng 15,6, 13,5 và 14,9% so với đối chứng khộng bảo vệ đất; Trồng ngô theo kiểu nanh sấu kết hợp xen lạc hoặc lạc cùng muồng hoa vàng tuy làm giảm năng suất ngô 0,40-0,74 tấn/ha/vụ, tương ứng 5,9-10,8% so với ngô thuần gieo thẳng hàng, song cho thu nhập thêm 0,44-0,92 tấn lạc/ha/vụ, đồng thời hạn chế được 16,9-27,0% lượng đất bị xói mòn; Trồng sắn luống đôi theo kiểu nanh sấu kết hợp xen lạc làm giảm 34,6 % lượng đất xói mòn, tăng 6,0% năng suất  so với trồng thẳng hàng trên luống đơn.

(Nguồn: Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN số 03/2023- ĐL40-2022-002)